
[post-views]
Nguồn ảnh: Pexels
Văn hóa doanh nghiệp được coi như là bản sắc riêng của mỗi tổ chức. Đây cũng chính là giá trị cốt lõi mà mọi tổ chức, doanh nghiệp đang từng ngày xây dựng và phát triển. Để có một văn hóa doanh nghiệp lý tưởng không hề dễ dàng, bởi nó là sự tựu chung của nhiều yếu tố. Vậy phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào để giúp tổ chức ngày một phát triển? Hãy cùng tìm hiểu các bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp qua bài viết sau nhé!
Ngay khi doanh nghiệp được thành lập thì có rất ít người quan tâm tới việc phát triển văn hóa doanh nghiệp. Thông thường, văn hóa doanh nghiệp sẽ tự hình thành cùng với sự phát triển của tổ chức. Sau một thời gian, khi nhìn nhận lại thì tổ chức đó mới có thể “định hình” được văn hóa doanh nghiệp.
choose us as Partner
Để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp lý tưởng thì tổ chức cần phải có sự đánh giá, phân tính nên văn hóa hiện tại của mình. Khi đã có sự đánh giá chuẩn xác và kết hợp với chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển dài hạn thì tổ chức sẽ hình thành được nền văn hóa lý tưởng nhất.
Để đánh giá, phân tích văn hóa hiện có, các doanh nghiệp có thể dựa vào một số yếu tố cơ bản như:
Video truyền thông nội bộ về tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa doanh nghiệp (Branding Simple)
Tuyển dụng: Một trong những yếu tố mà doanh nghiệp dễ dàng đánh giá nền văn hóa chính là sự tuyển dụng. Nếu doanh nghiệp luôn phải liên tục tuyển dụng nhân viên với nhiều đợt khác nhau thì cho thấy văn hóa của doanh nghiệp đó đang có vấn đề. Điều này cho thấy nhân viên sẽ có sự không hài lòng về cách thức quản lý, về chế độ hay môi trường làm việc tại doanh nghiệp nên họ mới không thể gắn bó lâu dài.
Những thói quen của nhân viên: Doanh nghiệp cần nắm bắt được các thói quen của nhân viên như: có chấp hành đúng kỷ luật không, đi làm đúng giờ không, có xin nghỉ nhiều không và có hoàn thành công việc không… Những yếu tố này sẽ cho doanh nghiệp thấy được môi trường và văn hóa đang tồn tại trong tổ chức mình.
Giao tiếp nội bộ: Những giao tiếp nội bộ sẽ cho thấy được những hành vi, thái độ, lời nói của nhân viên trong tổ chức. Một văn hóa doanh nghiệp lý tưởng thì sự giao tiếp nội bộ sẽ diễn ra thoải mái, lành mạnh và có sự hỗ trợ lẫn nhau.
Mối quan hệ giữa cấp quản lý với nhân viên: Tại nhiều doanh nghiệp thực tế thì mối quan hệ giữa cấp quản lý và nhân viên thường hạn chế. Họ ít khi giao tiếp hay tương tác với nhau ngoại trừ liên quan tới công việc cụ thể. Nền văn hóa lý tưởng sẽ có sự cởi mở, thân thiện giữa hai nhóm đối tượng này.
Ngoài ra, để đánh giá văn hóa doanh nghiệp hiện tại thì có thể dựa thêm vào các yếu tố như: Sự hài lòng của nhân viên, chế độ khen thưởng, những nỗi lo lắng của nhân viên, sự đoàn kết giữa các thành viên, sự thấu hiểu…
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào lý tưởng nhất? Để làm được điều đó thì bạn phải xác định rõ được văn hóa doanh nghiệp mà bạn mong muốn. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch để xây dựng và thực hiện được mục tiêu đó.
Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có một nền văn hóa đặc trưng, mang đậm bản sắc của doanh nghiệp đó. Bạn hãy xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ những thế mạnh sẵn có của mình và phát triển chúng lên một tầm cao mới.
Sau khi đã chỉ ra rõ được mục tiêu thì doanh nghiệp cần xác định được những yếu tố làm nên nền văn hóa công ty của mình. Những yếu tố đó sẽ là sự tổng hòa của những thế mạnh, những mong muốn của tổ chức. Để xác định được yếu tố làm nên văn hóa doanh nghiệp mạnh, bạn hãy “điểm mặt gọi tên” được giá trị cốt lõi của chính doanh nghiệp đó qua 4 câu hỏi:
👉 Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là gì?
👉 Hình ảnh bạn muốn xây dựng cho doanh nghiệp mình là gì?
👉 Mục tiêu kinh doanh có phù hợp với tập thể không?
👉 Nền văn hóa mà doanh nghiệp muốn hướng tới là gì?
Để triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì tổ chức có thể thực hiện theo các bước sau:
Mỗi tổ chức sẽ có một bộ phận thực hiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp riêng. Thông thường, vị trí này sẽ được nhiều tổ chức giao cho phòng truyền thông nội bộ. Với kinh nghiệm làm truyền thông thì phòng truyền thông nội bộ sẽ xây dựng được kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó một cách dễ dàng hơn.
Sau khi đã lên kế hoạch triển khai cụ thể thì bộ phận phụ trách sẽ tiến hành phổ biến về các quy định, quy chế, chính sách chung. Họ sẽ tiến hành tổ chức các buổi nói chuyện, cuộc họp giữa ban lãnh đạo và nhân viên để phổ biến về văn hóa doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp toàn thể nhân viên biết được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, và hiểu được chúng có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của doanh nghiệp và của chính bản thân mỗi nhân viên.
Kênh truyền thông nội bộ, mạng xã hội nội bộ giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp (Branding Simple)
Khi toàn thể nhân viên đã nắm được văn hóa làm việc thì ban lãnh đạo cùng bộ phận phụ trách cần có những động thái nhằm khích lệ, động viên nhân viên để thay đổi. Khi mỗi nhân viên thay đổi sẽ giúp văn hóa doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn.
Để xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp lý tưởng thì không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Đó sẽ là cả một quá trình bền bỉ được xây dựng và hoàn thiện mỗi ngày. Bộ phận phụ trách cần không ngừng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bằng cách:
👉 Lồng ghép văn hóa doanh nghiệp vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
👉 Triển khai những hoạt động cụ thể nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp.
👉 Xây dựng những chính sách khen thưởng phù hợp
👉 Lên kế hoạch tuyển dụng hợp lý, đúng người, đúng vị trí
Văn hóa doanh nghiệp cần được bồi dưỡng và hoàn thiện từng ngày. Để làm được điều đó thì bộ phận phụ trách cần có sự đo lường, đánh giá định kỳ để có thể thay đổi nếu cảm thấy không phù hợp và có thể giải quyết, xử lý được những vấn đề phát sinh, tồn đọng. Doanh nghiệp cần tiến hành đo lường, khảo sát theo các bước:
Khảo sát: Bộ phận phụ trách cần thực hiện những cuộc khảo sát để thu thập những phản hồi của nhân viên. Từ đó đánh giá sự hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp.
Đo lường: Sau khi đã có khảo sát bộ phận phụ trách cần đo lường hiệu quả thực hiện văn hóa doanh nghiệp theo các chỉ số: Chỉ số Attrition Rate/ Churn Rate (AR/ CR) – Tỷ lệ nhân viên tự nguyện nghỉ việc, chỉ số Net Promoter Scores (NPS) của nhân viên.
Thông qua những đo lường và đánh giá qua các chỉ số sẽ giúp doanh nghiệp nhìn thấy được hiệu quả của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Tóm lại, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Thông qua những bước xây dựng văn hóa trên, các tổ chức có thể tự mình tạo nên được nền văn hóa mang đậm bản sắc của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp ngày một phát triển hơn.
Nguồn tham khảo:
[post-views]
Hoai Le covers basic topics such as terms, concepts related to corporate culture, CRM system, customer journey, process, etc. From there, she gives explanation and examples of how the topic has an impact on SME businesses.
New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.
Newsletter
|
By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.
Listen better – Research harder – Work smarter
We put clients’ benefit first
12 Khuat Duy Tien, Thanh Xuan, Hanoi
info@brandingsimple.vn
© Copyright Branding Simple 2019 | Privacy Policy