
[post-views]
Nguồn ảnh: Pexels
Vào cuối thập niên 70, Thomas J. Peters và Robert H. Waterman, hai chuyên gia tư vấn có nhiều thành công và tiếng tăm từ công ty tư vấn doanh nghiệp McKinsey, đã phát triển một mô hình với mô7 yếu tố kinh điển – mô hình đó được gọi là mô hình McKinsey 7s. Với mô hình này, mỗi doanh nghiệp có thể vận dụng để môquản trị thay đổi dựa vào việc quản trị môbảy yếu tố mấu chốt của doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây!
7s chính là 7 yếu tố nội bộ của một tổ chức. Đây là 7 yếu tố cần được liên kết chặt chẽ với nhau để doanh nghiệp có thể thành công.
choose us as Partner
Yếu tố hữu hình (yếu tố cứng): là những yếu tố dễ xác định và dễ dàng quản lý hơn. Chúng có ảnh hưởng ngay lập tức tới hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.
👉 Chiến lược (Strategy): kế hoạch nhằm gia tăng, tăng cường những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
👉 Cấu trúc (Structure): cách thức tổ chức, cách thức hoạt động của công ty (ai báo cáo cho ai)
👉 Hệ thống (System): bộ quy trình làm việc chuẩn hóa (cách thức thực hiện công việc) và những hệ thống quy tắc, quy chuẩn và cả hệ thống quản lý hữu hình như công nghệ thông tin
Yếu tố vô hình (yếu tố mềm): Những yếu tố này khó mô tả hơn, khó thay đổi hơn và khó nhìn thấy hơn. Chính vì vậy, một vài yếu tố trong đó thường bị bỏ qua và xem nhẹ bởi những người đứng đầu doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây mới chính là những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp nhiều nhất. Vì nó có tác động sâu sắc tới hành vi, lối suy nghĩ, nó ăn sâu vào cung cách làm việc, cách ứng xử, tâm thức của mỗi nhân viên.
👉 Giá trị cốt lõi (Shared values): các giá trị làm việc và đạo đức hành nghề
👉 Văn hóa/ Phong cách làm việc (Style): văn hóa làm việc của những người quản lý và nhân viên của họ
👉 Nhân viên (Staff): năng lực và nhận thức tổng quát của nhân viên
👉 Kỹ năng (Skills): năng lực cốt lõi và những khả năng đặc biệt, cụ thể của nhân viên
Đề xuất những chiến lược mạnh mẽ, hiệu quả và khả thi
Xác định cách thức đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra
Tăng năng suất và hiệu suất
Sắp xếp các phòng ban và quy trình một cách phù hợp sau quá trình sáp nhập hoặc mua lại
Cân nhắc và xem xét ảnh hưởng của những thay đổi lớn về mặt chiến lược
Thực hiện các chính sách để cải thiện, nâng cao kỹ năng và năng lực của nhân viên
Theo mô hình McKinsey 7s, tất cả các yếu tố này có sự phụ thuộc lẫn nhau. Điều này có nghĩa là nếu một yếu tố thay đổi, bạn sẽ phải xem xét lại sáu yếu tố khác, để phân tích sự thay đổi ảnh hưởng đến chúng như thế nào? Từ đó xác định mỗi yếu tố cần thay đổi như thế nào để phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
Để thực hiện phân tích mô hình McKinsey 7s, trước tiên hãy trả lời những câu hỏi sau:
Chiến lược
👉 Công ty của bạn có điểm gì độc đáo, khác biệt?
👉 Mục tiêu của công ty bạn là gì?
👉 Các tài nguyên nội bộ nên được sử dụng như thế nào để thực hiện các mục tiêu đó?
👉 Làm thế nào để công ty bạn có thể thích ứng với những thay đổi bên ngoài như những thay đổi từ thị trường, khách hàng mục tiêu, nhà cung cấp…?
Cấu trúc
👉 Công ty của bạn được tổ chức như thế nào?
👉 Các quyết định được đưa ra như thế nào?
👉 Làm thế nào để nhân viên hiểu và gắn liền hoạt động của họ với chiến lược phát triển của công ty?
👉 Thông tin được chia sẻ nội bộ như thế nào? Hiệu quả của truyền thông nội bộ ra sao?
👉 Tin đồn không được kiểm chứng và xác minh có thường hay xảy ra trong nội bộ công ty và giữa các phong ban hay không?
Hệ thống
👉 Công ty bạn đã có những quy trình, quy định, cách thức và tiêu chuẩn để thực hiện những kiểu công việc cụ thể hay chưa?
👉 Những quy trình, quy định đó có thực sự dễ hiểu và áp dụng triệt để, hiệu quả trong thực tế hay không?
👉 Liệu quy trình làm việc có nhiều lỗ hổng và điểm cần cải tiến hay không?
👉 Có nút thắt cổ chai nào trong các quy trình làm việc hay không?
👉 Công ty bạn có đang áp dụng những hệ thống quản trị nào hay không?
👉 Việc quản trị bán hàng, quản trị chứng từ kế toán, quản trị hiệu suất, tuyển dụng, đánh giá năng lực nhân viên… có được thực hiện trên những hệ thống chuyên biệt để tạo nên sự rõ ràng minh bạch và tránh sai sót hay không?
Giá trị cốt lõi
👉 Các giá trị cốt lõi mà tổ chức hướng đến hoặc đang nỗ lực bồi đắp là gì?
👉 Làm thế nào để các giá trị đó phát huy tối đa trong quá trình làm việc hàng ngày?
Văn hóa/ Phong cách làm việc
👉 Phong cách lãnh đạo nổi trội của công ty bạn là gì?
👉 Làm thế nào để nhân viên nêu quan điểm hoặc đề xuất điều gì mới với người quản lý?
👉 Mối quan hệ giữa các nhân viên là cạnh tranh, cộng tác, hoặc hợp tác?
👉 Mối quan hệ giữa các nhóm làm việc mang tinh thần teamwork hay tách biệt với nhau?
Nhân viên
👉 Với nhân lực hiện tại liệu công ty bạn có thể hoàn thành mục tiêu đúng hạn cam kết với khách hàng hay không?
👉 Có những lỗ hổng trong nguồn lực làm phát sinh nhu cầu tuyển thêm nhân sự hoặc đào tạo cho nhân sự hay không?
Kĩ năng
👉 Những kỹ năng cốt lõi để nhân viên có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tiêu chuẩn là gì?
👉 Các kỹ năng hiện tại của nhân viên đã đáp ứng yêu cầu trong công việc hay chưa?
👉 Các kỹ năng được theo dõi, đánh giá và cải thiện như thế nào?
Sau khi bạn đã trả lời những câu hỏi này, hãy phân tích dữ liệu và tìm kiếm sự liên kết, tính nhất quán, các lỗ hổng, các mâu thuẫn/ xung đột, điểm mạnh và điểm yếu.
Tiếp đến, thực hiện các bước sau đây dựa theo mô hình McKinsey 7s:
Sau khi bạn đã quyết định về những thay đổi cần thực hiện, truyền đạt mạnh mẽ cho những người có liên quan và khiến họ hiểu và quyết tâm/ cam kết thực hiện các thay đổi một cách triệt để. Bước tiếp theo, bạn sẽ cần phải thực hiện giám sát và quản trị việc thực hiện thay đổi. Bởi thay đổi là từ bỏ những thói quen, cách làm ăn sâu vào tiềm thức của nhân sự, chắc chắn nó sẽ gặp sự phản kháng rất lớn dù không nói ra từ nhân sự nội bộ.
Do vậy, bạn phải tìm ra được những người có năng lực trong tổ chức hoặc thuê các chuyên gia tư vấn và triển khai có kinh nghiệm cho việc thực hiện và quản trị các thay đổi. Mục tiêu là đảm bảo sự thay đổi sẽ diễn ra một cách suôn sẻ và triệt để.
Hãy nhớ rằng bạn cần phải linh hoạt khi áp dụng mô hình McKinsey 7s. Các yếu tố trong mô hình này luôn có sự vận động. Vì thế, hãy thực hiện những thay đổi phù hợp khi bạn tìm/ nhận ra cách thức hoặc thiết kế mới hiệu quả hơn để phát triển doanh nghiệp của mình. Điều quan trọng là bạn phải thường xuyên xem xét và điều chỉnh để không bị trì trệ và mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ, khi công ty của bạn phát triển, bạn có thể cần mở rộng ra các khu vực khác trong nước hoặc ra khu vực và thế giới. Sử dụng mô hình McKinsey 7s để xác định lại những cách thức tổ chức, sắp xếp, quản trị hiệu quả hơn.
Thay đổi hay là chết? Để phát triển, hãy luôn xem thay đổi là trạng thái yêu thích của doanh nghiệp. Bởi những doanh nghiệp thành công không chỉ biết đặt ra mục tiêu phù hợp. Họ luôn xem thay đổi và sáng tạo đổi mới là cách duy nhất để rút ngắn khoảng cách và vượt lên trên những đối thủ hàng đầu.
Mô hình McKinsey 7s với 7 yếu tố vô hình và hữu hình kinh điển trong quản trị doanh nghiệp là công cụ hiệu quả, soi đường chỉ lối cho doanh nghiệp. Mô hình McKinsey 7s là một trong những mô hình nổi tiếng được ứng dụng thường xuyên nhất trong quản trị doanh nghiệp trong những thời kỳ quan trọng, bởi nó giúp doanh nghiệp có những thay đổi đúng hướng và cách thực quản trị thay đổi vô cùng hiệu quả.
Nguồn tham khảo:
[post-views]
Nga Nguyen is Brand & Marketing Consulting Director, Marketing Manager of Branding Simple. She is an MBA graduate from Warwick Business School (UK).
New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.
Newsletter
|
By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.
Listen better – Research harder – Work smarter
We put clients’ benefit first
12 Khuat Duy Tien, Thanh Xuan, Hanoi
info@brandingsimple.vn
© Copyright Branding Simple 2019 | Privacy Policy