Lập chiến lược cạnh tranh cho thương hiệu

với Michael Porter 5 Forces

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

[post-views]

Post Length: 5 mins
5/5
Level: High-level
5/5
Featured-Lập chiến lược cạnh tranh cho thương hiệu với Michael Porter 5 Forces - tư vấn đào tạo huấn luyện doanh nghiệp branding simple thương hiệu và hiệu suất

Nguồn ảnh: Pexels

Table of Contents

Mô hình Michael Porter 5 Forces ngay lập tức thu hút được sự chú ý mạnh mẽ từ giới trí thức, doanh nhân trong lần xuất bản đầu tiên trên Tạp chí Harvard Business Review danh tiếng vào năm 1979. Kể từ đó, bài viết và mô hình 5 Forces của Michael Porter đã liên tục được tái xuất bản và đi vào thực tế như một mô hình hình mẫu, ưa thích cho việc phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp hàng đầu thực hiện bởi các chuyên gia và công ty tư vấn nổi tiếng thế giới. 

Michael Porter đã cho rằng giá không phải là điều duy nhất ảnh hưởng đến cách một doanh nghiệp cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Theo ông, có năm yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến cách một doanh nghiệp hình thành nên chiến lược cạnh tranh cho thương hiệu của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những yếu tố này trong bài viết sau đây nhé!

1. Thách thức từ những đối thủ mới gia nhập thị trường - Mô hình Michael Porter 5 Forces

Yếu tố này xem xét liệu thách thức từ những đối thủ mới gia nhập thị trường có cao không. Liệu các đối thủ mới có dễ dàng thâm nhập thị trường và đe dọa vị trí, thị phần của công ty bạn hay không? Ví dụ, kinh doanh quán cà phê là ngành có rào cản gia nhập thị trường thấp, không có yêu cầu cao về vốn, không có sự độc quyền về yếu tố đầu vào, không có yêu cầu bằng cấp, chuyên môn, hay giấy phép hành nghề và không bị chính quyền nhà nước kiểm soát chặt chẽ.

choose us as Partner

Sau đây là một số câu hỏi mà bạn cần phải trả lời:

Mất bao nhiêu chi phí và mất bao lâu để một đối thủ mới thâm nhập vào thị trường mà doanh nghiệp của bạn đang có hoạt động?

Rào cản gia nhập thị trường (ví dụ: bằng sáng chế, giấy phép hành nghề, chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm, v.v.) là những gì?

Việc mở rộng quy mô doanh nghiệp cần những gì?

Bạn đã bảo vệ những bí mật công nghệ chính của mình chưa?

Thị trường mà bạn có hoạt động được chính quyền kiểm soát chặt chẽ như thế nào?

Nếu các đối thủ cạnh tranh có thể tham gia vào thị trường của bạn một cách nhanh chóng, dễ dàng, bạn sẽ cần điều chỉnh chiến lược của mình để đối phó với thách thức tăng cao của việc nhiều đối thủ tiềm năng dễ dàng gia nhập thị trường.

2. Thách thức từ những sản phẩm thay thế - Mô hình Michael Porter 5 Forces

Yếu tố này xem xét khả năng xuất hiện các sản phẩm thay thế. Các sản phẩm này sẽ có ảnh hưởng xấu đến doanh thu và thị trường của bạn, vì khách hàng chọn sử dụng sản phẩm thay thế cho nhu cầu và vấn đề của họ. Ví dụ khách hàng chọn đi taxi công nghệ Grab, Be thay vì đi taxi truyền thống, chọn mua sắm online trên Tiki, Shopee, Lazada thay cho mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống…
Sau đây là một số câu hỏi mà bạn cần phải trả lời:

Sự khác biệt giữa sản phẩm như sẩn phẩm của bạn và sản phẩm thay thế là gì?

Có bao nhiêu sản phẩm thay thế có mặt trên thị trường mà khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận chúng?

Chi phí để một khách hàng chuyển đổi từ việc sử dụng sản phẩm như sản phẩm của bạn sang sản phẩm thay thế là gì?

Việc chuyển đổi sẽ tạo ra cho khách hàng khó khăn nào không? Những khó khăn đó là như thế nào đối với họ?

Những sản phẩm nào có thể có tiềm năng thay thế những sản phẩm đang dẫn đầu thị trường?

Rủi ro, thách thức từ những sản phẩm thay thế có thể là một rủi ro rất lớn. Nó có thể thay đổi hoàn toàn, vĩnh viễn cục diện cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ sự ra đời của Ipod và nhạc số khiến thị trường CDs thu hẹp và mất đi sự thịnh hành, độc quyền trên thị trường, hoặc chất lượng và sự tiện lợi của máy ảnh kỹ thuật số khiến máy ảnh phim trở thành dĩ vãng…

3. Quyền lực, khả năng thương lượng với nhà cung cấp - Mô hình Michael Porter 5 Forces

Yếu tố này xem xét liệu các nhà cung cấp có thể dễ dàng tăng giá và do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn. Nếu nhà cung cấp có toàn quyền quyết định việc tăng giá mà không cần sự chấp thuận, hoặc nếu như nguồn hàng của bạn phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất thì bạn hoàn toàn có thể bị đẩy vào thế mắc kẹt khi nhà cung cấp đột ngột tăng giá hoặc khi họ bị mất khả năng cung cấp do rủi ro hoặc bất khả kháng.
Sau đây là một số câu hỏi mà bạn cần phải trả lời:

Công ty của bạn có bao nhiêu nhà cung cấp?

Sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp độc đáo, khác biệt như thế nào?

Có bao nhiêu nhà cung cấp thay thế bạn có thể tìm thấy? Giá của họ so với nhà cung cấp hiện tại của bạn là như thế nào? Việc chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác có tốn kém với bạn không? Tốn kém như thế nào?

Rất nhiều nhà cung cấp tính phí rất cao cho những sản phẩm độc đáo của họ. Nhưng mỗi thị trường dù là sản phẩm độc đáo cũng luôn có đối thủ cạnh tranh. Điều quan trọng là bạn phải lên kế hoạch và tìm hiểu các nhà cung cấp thay thế hoặc đối thủ cạnh tranh của nhà cung cấp và đa dạng hóa đối tác cung cấp đầu vào để tránh khả năng bị phụ thuộc hoặc ép giá từ họ.
Một ví dụ điển hình là sau 15 năm chỉ sử dụng chip core của Intel – sản phẩm mà Intel luôn tự hào là thế mạnh lớn nhất, là sản phẩm vô đối của họ trên thị trường chip core, Apple đã quyết định sẽ thay đổi nhà cung cấp khác cho những dòng Mac trong tương lai để tránh sự phụ thuộc quá lớn vào nhà cung cấp độc quyền này.

Hoặc các hãng thời trang nhanh lớn trên thế giới như H&M, Topshop… áp dụng chiến lược đa dạng hóa nhà cung cấp. Họ sử dụng nhiều công ty gia công may mặc ở nhiều khu vực trên thế giới cũng để tránh rủi ro từ một nhà cung cấp. Đồng thời họ cũng sử dụng mẫu thiết kế của nhiều nhà thiết kế trẻ tuổi, vô danh nhưng có năng lực ở khắp nơi trên toàn cầu vừa để đáp ứng yêu cầu thiết kế liên tục, đa dạng, vừa tránh được nguy cơ bị phụ thuộc vào một hai nhà thiết kế có tên tuổi.

4. Quyền lực, khả năng thương lượng với người mua - Mô hình Michael Porter 5 Forces

Yếu tố này tính đến khả năng liệu người mua có đủ quyền lực để ép bạn phải bán hàng bằng giảm giá hay không. Bởi khi thị trường có quá nhiều lựa chọn, và ít người mua, đó sẽ là một rủi ro đối với bạn.
Sau đây là một số câu hỏi mà bạn cần phải trả lời:

Có bao nhiêu người mua có quyền lực, khả năng kiểm soát doanh số của bạn?

Giá trị đơn đặt hàng trung bình bạn nhận được từ họ là bao nhiêu? Có lớn không?

Người mua của bạn có thể dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp không? Và chi phí cho việc chuyển đổi là bao nhiêu?

Sản phẩm / dịch vụ của bạn quan trọng đối với người mua của bạn tới mức nào?

Những câu hỏi này giúp xác định rủi ro khách hàng. Nếu nguồn cung tương tự như sản phẩm của bạn phong phú và người mua hàng ít, thì người mua có sức mạnh cực kì lớn trong việc lựa chọn người bán. Họ hoàn toàn có thể đặt ra kì vọng cao hơn cho hàng hóa dịch vụ, hoặc trì hoãn việc mua hãng để tạo sức ép giảm giá lên bạn.

5. Tính cạnh tranh trên thị trường - Mô hình Michael Porter 5 Forces

Yếu tố này nhìn vào số lượng và sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại của bạn.
Sau đây là một số câu hỏi mà bạn cần phải trả lời:
Rõ ràng nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh không chỉ bị giới hạn ở những câu hỏi trên đây. Với những doanh nghiệp muốn vào top đầu thị trường, nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh cần phải đươc nghiên cứu kĩ càng, từ cách họ tung sản phẩm, cách họ ra các chiến dịch thu hút khách hàng, đến ngân sách của họ cho các hoạt động marketing truyền thông để phủ thị trường…

Bạn có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh?

Ai là đối thủ lớn nhất của bạn?

Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ so với sản phẩm của bạn như thế nào?

Điểm độc đáo, khác biệt của sản phẩm, thương hiệu của bạn so với của đối thủ cạnh tranh là gì?

Chi phí để một trong những khách hàng của bạn chuyển sang đối thủ cạnh tranh bao gồm những chi phí gì?

6. Bài học chiến lược rút ra từ Michael Porter 5 forces

6.1 Chiến lược dẫn đầu thị trường bằng giá thấp - Bài học chiến lược từ mô hình Michael Porter 5 Forces

Với chiến lược này, bạn hãy tìm cách làm cho sản phẩm của bạn càng rẻ càng tốt và sau đó là rẻ nhất có thể. Có thể bằng cách hợp lý hóa các quy trình, bằng cách xác định chỗ cần phải cắt giảm chi phí, bằng cách ứng dụng công nghệ hoặc tự động hóa trong quy trình bán hàng…

Tuy nhiên, bạn không được phép hy sinh tiêu chuẩn đối với sản phẩm và dịch vụ, đồng thời vẫn đảm bảo hoạt động của bạn mang lại lợi nhuận dương và tăng trưởng lợi nhuận trong lâu dài. Hãy nhớ rằng khách hàng của bạn mong đợi bạn giữ gìn những tiêu chuẩn sản phẩm dù giá có rẻ hơn. Do vậy, bạn không bao giờ được hy sinh tiêu chuẩn sản phẩm cho giá cả.

6.2 Chiến thắng bằng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm - Bài học chiến lược từ mô hình Michael Porter 5 Forces

Chiến lược dành cho thương hiệu sản phẩm của bạn là độc đáo và khác biệt. Vậy việc bạn cần phải làm là gì? Làm thế nào sản phẩm của bạn vượt trội so với phần còn lại?

Khác biệt hóa sản phẩm là chiến lược cạnh tranh vô cùng khó nhưng có sức mạnh vô cùng lớn. Hãy xem cách What’sapp một ứng dụng nhắn tin vô cùng khác biệt khi mới ra đời trên thị trường. Ứng dụng này chỉ nhắm đến đối tượng người dùng thích sự đơn giản, gọn nhẹ, và xem trọng việc trao đổi thông tin thuần túy.

Giữa vô vàn ứng dụng nhắn tin cho phép video chat, group chat, chat có hình động, chat có stickers… What’sapp nổi bật là ứng dụng chỉ có text, icon và ảnh. Với sự đơn giản, What’sapp lại vô cùng thành công và thu hút được rất nhiều người dùng ở các nước châu Âu, châu Mỹ. Kết quả là Facebook đã quyết định chi 19 tỷ đô để mua lại ứng dụng nhắn tin miễn phí này và giữ nguyên bản mọi cách thức hoạt động cũ của Whatsapp.

6.3 Chiến lược xoay quanh khách hàng, tập trung vào trải nghiệm khách hàng - Bài học chiến lược từ mô hình Michael Porter 5 Forces

Trải nghiệm người dùng và tập trung vào khách hàng là cách để có được khách hàng và trái tim khách hàng bền vững nhất. Khách hàng quyết định mua hàng dựa trên cảm xúc nhiều hơn là lý trí.
Doanh nghiệp phải xây dựng được bản đồ hành trình khách hàng, xây dựng chân dung khách hàng hoàn chỉnh, thấu hiểu và đồng cảm với khách hàng thì mới có thể từ đó kết nối với cảm xúc khách hàng và tạo ra những trải nghiệm khách hàng tích cực.

Ví dụ về trải nghiệm khách hàng ở khoang hạng sang của các hãng bay lớn như Vietnam Airline sẽ là chiến lược cạnh tranh thu hút được nhiều đối tượng tiêu dùng xa xỉ, giới thượng lưu…

Related Posts

Kết luận

Giá thấp không phải là chiến lược thành công duy nhất và cũng không phải luôn thành công cho mọi thị trường. Mô hình Michael Porter 5 Forces chỉ ra rằng bạn cần phải hiểu rõ thị trường, người mua, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh tại thị trường mà bạn đã chọn để xác định cách doanh nghiệp của bạn nên phản ứng với các chiêu thức cạnh tranh của đối thủ cũng như thiết lập những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.

Nguồn tham khảo:

  1. Facebook chi 19 tỷ USD mua lại WhatsApp: https://vnexpress.net/facebook-chi-19-ty-usd-mua-lai-whatsapp-2953821.html
  2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter: http://marketingbox.vn/Mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-Michael-Porter.html
  3. How Competitive Forces Shape Strategy: https://hbr.org/1979/03/how-competitive-forces-shape-strategy

Newsletter

New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.

Newsletter

By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.

Leave a Comment

branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu lifeboy

Chán nản vì hiệu suất lao động của nhân viên thấp? Đừng lo! Chúng tôi sẽ giải cứu bạn!