
[post-views]
Nguồn ảnh: Pexels
Việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu được ứng dụng rất đa dạng ở các ngành nghề khác nhau.
choose us as Partner
Từ thực phẩm, F&B, hàng tiêu dùng như Acecook, Sông Hồng, Vĩnh Hảo, đến nhà phân phối, bán lẻ đồ mẹ và bé như Bibomart, Kidplaza. Các công ty nội thất, kiến trúc, bất động sản như Eurowindow, Phú Quý Land. Hoặc các công ty tài chính ngân hàng bảo hiểm như Vietcombank, ACB, Tienphong Bank, chứng khoán…
Nếu coi mỗi thương hiệu là một cá thể sống độc đáo có những nét tính cách và giá trị riêng, bạn sẽ thấy bộ nhận diện thương hiệu giống như bộ trang phục, cách ăn mặc, lối trang điểm tóc tai, thần thái… – những biểu hiện bên ngoài của cá thể đó. Sự độc đáo, khác biệt, cái gu hoặc chất của mỗi cá thể sẽ toát lên thần thái và cá tính của thương hiệu.
Mỗi khách hàng cuồng nhiệt sẽ được xem là những fan thân thiết của thương hiệu. Nhiều khách hàng sẽ hình thành nên cộng đồng fan hâm mộ nhiệt thành của thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu chính là diện mạo bên ngoài của cá tính và các giá trị cốt lõi bên trong thương hiệu, giúp cho cộng đồng fan có thể dựa vào đó để phân biệt cá tính của thương hiệu này với thương hiệu khác. Cộng đồng fan này chính là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cá tính của thương hiệu, giúp cho thương hiệu tạo ra ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường, và gia tăng giá trị thương hiệu lên nhiều lần.
Năm 2015 là năm kỉ niệm 20 năm công ty cổ phần Acecook Việt Nam có mặt tại thị trường Việt Nam. Đây cũng là năm mà Acecook đặt dấu mốc quan trọng cho chiến lược mới, chiến lược đưa thương hiệu Acecook phát triển ra toàn Thế Giới. Trong bối cảnh đó, tập đoàn Acecook đã triển khai việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, với hình ảnh logo mới mẻ để tạo ra diện mạo mới phù hợp với chiến lược vươn ra toàn cầu của thương hiệu này.
Nguồn ảnh: Acecook
Kế thừa hai tone màu chủ đạo là trắng, đỏ và hình ảnh biểu tượng (nhân vật hoạt hình giơ tay ra dấu chất lượng sản phẩm tốt) của bộ nhận diện thương hiệu cũ, bộ nhận diện mới có thiết kế hiện đại và giản lược hơn nhờ font chữ cải tiến cùng việc lược bỏ chữ Vina. Cùng với slogan “Cook hapiness”, bộ nhận diện mới bỏ đi tính địa phương để hướng tới tính toàn cầu. Đây cũng là logo dùng cho các thị trường khác như Myanmar.
Vietnam Airlines là một trong số những thương hiệu mà mỗi lần thay đổi bộ nhận diện đều phát sinh những chi phí triên khai vô cùng tốn kém: Làm mới bộ nhận diện; Thiết kế và sơn sửa lại các chi tiết, nội ngoại thất máy bay; Thiết kế và sản xuất lại các loại đồng phục và đồ dùng của hãng….
Trong đó, riêng chi phí sơn lại một máy bay đã lên đến 7 tỉ, thời gian thực hiện là nửa tháng. Nếu nhân con số 7 tỉ với số lượng máy bay mà Vietnam Airliné sở hữu cộng với số doanh thu mà hãng mất đi trong thời gian máy bay đang thực hiện sơn sửa, bạn có thể tính toán được chi phí thực sự mà hãng phải bỏ ra lớn đến mức nào.
Nhận diện cũ trên máy bay Vietnam Airlines:
Nhận diện mới trên máy bay Vietnam Airlines:
Nguồn ảnh: Vietnam Airline
Sau đây là những ngân hàng đã làm mới bộ nhận diện thương hiệu để có diện mạo phù hợp hơn với khách hàng gen Y và gen Z của thời đại mới, thời đại công nghệ số 4.0:
Nguồn ảnh: Internet
Có thể thấy, phần lớn ngân hàng thay đổi bộ nhận diện theo hướng làm mới, hiện đại hóa các hình ảnh, chi tiết của bộ nhận diện cũ. Tính kế thừa được xem trọng ở những ngân hàng này. Duy nhất ba ngân hàng giữ lại ít nhất tính lịch sử trong bộ nhận diện cũ, đó là Maritime bank, TienPhong Bank và Ngân hàng Quân đội (MB).
Nhận thấy Vĩnh Hảo chỉ có một “hình ảnh nhạt nhòa” trong mắt khách hàng mục tiêu trong tương quan với các đối thủ lớn là những công ty đa quốc gia toàn cầu, ban lãnh đạo Vĩnh Hảo đặt ra quyết tâm đầu tư mạnh tay cho dây chuyền máy móc chuyên nghiệp và làm mới nhận thức của người tiêu dùng đối với thương hiệu Vĩnh Hảo.
Chiến lược và định vị thương hiệu mới nhanh chóng được triển khai sau đó. Cụ thể, tháng 10/2009, Vĩnh Hảo đã chi hơn 20 tỷ đồng cho dây chuyền công nghệ sản xuất mới nhập khẩu từ Ba Lan để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và mở rộng năng lực cùng quy mô sản xuất. Tháng 4/2010, Vĩnh Hảo công bố bộ nhận diện thương hiệu mới và cấu trúc lại hệ thống bán hàng trên toàn quốc. Mục đích là tạo ra diện mạo mới, trẻ trung, hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh cho thương hiệu.
Nguồn ảnh: Vĩnh Hảo
Dựa vào mẫu nhận diện thương hiệu và thiết kế chai mới của Vĩnh Hảo ta có thể thấy rằng công ty đang cập nhật cho thương hiệu diện mạo mới với vẻ thời trang và sự mạnh mẽ, đẹp mắt phù hợp với sự thay đổi trong thẩm mỹ, nghệ thuật và văn hóa xã hội mới hơn.
Hình ảnh giọt nước hình tròn để tượng trưng cho sự tinh khiết trong những thiết kế cũ đã trở nên quá nhàm chán, thiếu mới lạ, bởi các công ty nước khoáng trong nước khác như Thạch Bích, Đảnh Thạch đua nhau tiếp thị quảng cáo cho sản phẩm tương tự theo motip này. Vĩnh Hảo khẳng định họ đã lựa chọn thiết kế hình khối phá cách bao quanh tên thương hiệu trong nhận diện mới để nhắc nhớ về nguồn gốc nước khoáng nổi tiếng đến từ núi non của thương hiệu này.
Bộ nhận diện mới vừa có sự kế thừa vừa có sự đổi mới. Cụ thể, font chữ tuy đã thay đổi nhưng vẫn giữ được hồn cốt của tính cách thương hiệu. Đặc biệt là ở chữ “Vĩnh”, ta vẫn thấy nét chữ mềm mại và lối viết hoa bay bướm ở chữ V vẫn được giữ lại ở bộ nhận diện mới.
Nguồn ảnh: VnEconomy
Nguồn ảnh: VnEconomy
Nét mới lạ nằm ở chỗ, font chữ Vĩnh Hảo có gam màu nhạt trong khi mảng hình khối bao quanh nó có màu xanh đậm, làm nổi bật vẻ khỏe khoắn và khiến cho dòng chữ thương hiệu Vĩnh Hảo thêm nổi bật trên nền chai nước màu trong vắt.
Phải chăng Vĩnh Hảo đang muốn nhận diện của mình tương đồng với màu sắc của bộ nhận diện thương hiệu mà các đối thủ lớn trên thị trường như Aquafina, Lavie đang có?
Nguồn ảnh: Internet
Bởi màu sắc trong nhận diện mới cũng có sự thay đổi. Màu xanh lá của dòng nước khoáng không gas được đổi thành màu xanh biển và điều ngược lại xảy ra cho dòng nước khoáng có gas.
Sau đây là hình ảnh bộ nhận diện thương hiệu mới trong lần thay đổi gần đây nhất (sau khi Masan Consumer mua lại cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất vào năm 2014):
Về cơ bản, bộ nhận diện mới vẫn có sự kế thừa từ nhận diện thương hiệu trước đó thông qua việc giữ lại hình ảnh ngôi sao và mảng khối bao quanh tên thương hiệu. Dù vậy, font chữ đã có sự lột xác hoàn toàn. Không còn chữ “Vĩnh” mềm mại trước đó và font chữ 3d làm cho tổng thể hài hòa bộ nhận diện hài hòa, thống nhất hơn.
Có thể nhận thấy thiết kế, màu sắc logo cùng với thiết kế mẫu chai đơn giản khỏe khoắn cùng hình tượng ngôi sao dập nổi trên thân chai như ở nhận diện thương hiệu mới đã phản ánh mạnh mẽ việc thương hiệu nhắm tới phong cách hiện đại, trẻ trung, năng động và khỏe khoắn.
Kết quả kinh doanh của Vĩnh Hảo cho thấy sự thành công trong việc thay đổi chiến lược, định vị và tầm nhìn thương hiệu.
👉 Năm 2011: Nước khoáng Vĩnh Hảo đạt 384,5 tỷ đồng doanh thu và LNTT đạt 11,45 tỷ đồng.
👉 Năm 2012: Nước khoáng Vĩnh Hảo đạt 443,6 tỷ đồng doanh thu và LNTT đạt 18,11 tỷ đồng (Chi phí bán hàng chiếm 117,8 tỷ đồng).
👉 Năm 2013: Nước khoáng Vĩnh Hảo đạt 492,5 tỷ đồng doanh thu và LNTT đạt 13,85 tỷ đồng (Chi phí bán hàng chiếm 130,9 tỷ đồng).
👉 Năm 2014: Nước khoáng Vĩnh Hảo đạt 557,86 tỷ đồng doanh thu và LNTT chỉ đạt 4,15 tỷ đồng (Chi phí bán hàng chiếm 222,7 tỷ đồng).
👉 Năm 2015: Nước khoáng Vĩnh Hảo đạt 619,7 tỷ đồng doanh thu và LNTT đạt 13,85 tỷ đồng (Chi phí bán hàng chiếm 164,7 tỷ đồng).
👉 Năm 2016: Nước khoáng Vĩnh Hảo đạt 755,5 tỷ đồng doanh thu và LNTT đạt 117,49 tỷ đồng (Chi phí bán hàng chiếm 166,2 tỷ đồng).
👉 Năm 2017: Nước khoáng Vĩnh Hảo đạt 793,8 tỷ đồng doanh thu và LNTT đạt 137,75 tỷ đồng (Chi phí bán hàng chiếm 181,3 tỷ đồng).
Sau đây là biểu đồ doanh thu và lợi nhuận – minh chứng cho tăng trưởng tích cực của Vĩnh Hảo:
Rõ ràng, bộ nhận diện thương hiệu thay đổi là biểu hiện hữu hình cho những thay đổi bên trong tổ chức – những thay đổi trong tầm nhìn, định vị, chiến lược… của thương hiệu. Những lần thay đổi nhận diện thương hiệu của Vĩnh Hảo đều đã thể hiện sự thay đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ bên trong đó của thương hiệu này.
Nhìn bề ngoài tuy đó chỉ là sự thay đổi đơn giản, nhưng thực tế có những doanh nghiệp ở Việt Nam phải chi hàng chục nghìn, trăm nghìn đôla, thậm chí hàng triệu, chục triệu đôla chỉ để thay đổi bộ nhận diện thương hiệu và truyền thông cho bộ nhận diện thương hiệu mới. Sở dĩ như vậy là vì mục đích sâu xa của doanh nghiệp chính là thay đổi nhận thức về thương hiệu hoặc muốn bổ sung nhận thức mới cho thương hiệu, mở ra cơ hội kinh doanh lớn hơn, tốt đẹp hơn cho thương hiệu và doanh nghiệp.
Nguồn tham khảo:
Từng bị nghi ngờ khi Masan bỏ ra “giá trên trời” để mua lại, Vĩnh Hảo đã chứng tỏ đắt xắt ra miếng chỉ sau vài năm: https://cafebiz.vn/tung-bi-nghi-ngo-khi-masan-bo-ra-gia-tren-troi-de-mua-lai-vinh-hao-da-chung-to-dat-xat-ra-mieng-chi-sau-vai-nam-20180606102811862.chn
Vĩnh Hảo có logo mới: https://nld.com.vn/kinh-te/vinh-hao-co-logo-moi-2010042109201362.htm
Nước khoáng Vĩnh Hảo: Thương hiệu từ truyền thuyết: http://vneconomy.vn/doanh-nhan/nuoc-khoang-vinh-hao-thuong-hieu-tu-truyen-thuyet-20100402115037717.htm
Nước Khoáng Vĩnh Hảo – Diện Mạo Mới Từ Một Thương Hiệu Việt Hơn 80 Năm: https://nuockhoangvinhhao.net/nuoc-uong-va-suc-khoe/nuoc-khoang-vinh-hao-dien-mao-moi-tu-mot-thuong-hieu-viet-hon-80-nam.html
Những ai đang sở hữu nước khoáng Vĩnh Hảo cùng Masan Consumer? http://minhducwater.com/tin-tuc/nhung-ai-dang-so-huu-nuoc-khoang-vinh-hao-cung-masan-consumer-78.html
Thị trường nước đóng chai: Phá thế thống trị của Nestle’, PepsiCo: https://baodautu.vn/thi-truong-nuoc-dong-chai-pha-the-thong-tri-cua-nestle-pepsico-d8945.html
Nước khoáng Vĩnh Hảo lãi ròng 89 tỷ đồng trong năm 2016: https://vietstock.vn/2017/04/nuoc-khoang-vinh-hao-lai-rong-89-ty-dong-trong-nam-2016-737-529174.htm
MBBank chính thức thay đổi nhận diện thương hiệu mới từ ngày 4/11: https://vietnambiz.vn/mbbank-chinh-thuc-thay-doi-nhan-dien-thuong-hieu-moi-tu-ngay-4-11-20191104141746089.htm
TienphongBank ra mắt nhận diện thương hiệu mới: https://www.tienphong.vn/kinh-te/tienphongbank-ra-mat-nhan-dien-thuong-hieu-moi-662529.tpo
Vietnam Airlines thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới: https://nhipcaudautu.vn/thuong-truong/vietnam-airlines-thay-doi-he-thong-nhan-dien-thuong-hieu-moi-3236230/
Những lý do nào khiến việc sơn một chiếc máy bay cũng có thể tốn đến 7 tỉ đồng và mất nửa tháng mới hoàn thành xong được? https://kenh14.vn/nhung-ly-do-nao-khien-viec-son-mot-chiec-may-bay-cung-co-the-ton-den-7-ti-dong-va-mat-nua-thang-moi-hoan-thanh-xong-duoc-202007232004294.chn
Nhận Diện Thương Hiệu Mới Cho Chặng Đường Phát Triển Mới: https://acecookvietnam.vn/nhan-dien-thuong-hieu-moi-cho-chang-duong-phat-trien-moi/
[post-views]
Nga Nguyen is Brand & Marketing Consulting Director, Marketing Manager of Branding Simple. She is an MBA graduate from Warwick Business School (UK).
New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.
Newsletter
|
By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.
Listen better – Research harder – Work smarter
We put clients’ benefit first
12 Khuat Duy Tien, Thanh Xuan, Hanoi
info@brandingsimple.vn
© Copyright Branding Simple 2019 | Privacy Policy