Phân tích SWOT là gì? Phân tích PEST là gì?

chọn cách nào cho phù hợp?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

[post-views]

Post Length: 5 mins
5/5
Level: High-level
5/5
Feature-Phân tích SWOT là gì Phân tích PEST là gì Chọn cách nào cho phù hợp - tư vấn đào tạo huấn luyện doanh nghiệp branding simple thương hiệu và hiệu suất

Nguồn ảnh: Pexels

Table of Contents

Phân tích SWOTphân tích PEST là hai công cụ có giá trị, giúp cung cấp những hiểu biết về tình hình vi mô, vĩ mô có thể có tác động tới doanh nghiệp của bạn. Những phân tích này sẽ cung cấp cái nhìn khách quan và thông tin cần biết để bạn có thể có những quyết định sáng suốt, phù hợp.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp chi tiết về phân tích SWOTphân tích PEST và gợi ý về cách phân tích phù hợp.

1. Phân tích SWOT là gì?

Lời khuyên tốt nhất cho các doanh nhân mà nhiều người vẫn thường xem nhẹ giá trị của lời khuyên đó, chính là hãy làm đủ khâu nghiên cứu thị trường và chuẩn bị. Không gì có thể thay thế cho nghiên cứu, phân tích thị trường và chuẩn bị sẵn sàng về mặt kiến thức và hiểu biết. Dù bạn sắp bắt đầu kinh doanh, hay ra mắt sản phẩm mới, thì những công việc như nghiên cứu, điều tra, phân tích, chuẩn bị sẽ mang lại giá trị về mặt dài hạn. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn hoàn toàn có thể xoay chuyển cục diện theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

choose us as Partner

Phân tích SWOTphân tích PEST là hai công cụ có giá trị, giúp cung cấp những hiểu biết về tình hình vi mô, vĩ mô có thể có tác động tới doanh nghiệp của bạn. Những phân tích này sẽ cung cấp cái nhìn khách quan và thông tin cần biết để bạn có thể có những quyết định sáng suốt, phù hợp.

Phân tích SWOT là viết tắt của:

Strength – Điểm mạnh

Weakness – Điểm yếu

Opportunity – Cơ hội

Threat – Thách thức

Điểm mạnh, hay sự khác biệt chính giữa công ty của bạn với đối thủ cạnh tranh, có thể bao gồm:

👉 Phương pháp marketing tiếp thị

👉 Vị trí

👉 Nguồn tài chính

👉 Hiệu quả của nhóm làm việc nội bộ

👉 Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ

Điểm yếu có thể bao gồm:

👉 Thiếu kinh phí
👉 Quy mô sản xuất
👉 Chi phí sản xuất
👉 Nhận thức của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ
👉 Chi phí vận hành và chi phí nhân sự cao

Phân tích đầy đủ các điểm mạnh và điểm yếu bên trong sẽ cho bạn thấy chính xác những thứ cần cải thiện và giúp bạn hiểu những thách thức sắp tới. Cơ hội và thách thức đề cập đến các yếu tố bên ngoài tổ chức của bạn, và các yếu tố này có ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp.
Những yếu tố cơ hội và thử thách có thể bao gồm:
  • Xu hướng thị trường
  • Tình hình kinh tế
  • Chính sách cho vay
  • Nhân khẩu học của khách hàng
  • Các quy định chính trị, môi trường và kinh tế

Khi phân tích SWOT, bạn cần phải đặt điểm mạnh và điểm yếu trong tương quan với các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến tổ chức của bạn như cơ hội và thử thách.

Ví dụ phân tích SWOT: Bạn đang muốn mở quán ăn phong cách Nhật và phục vụ món ăn Nhật tại địa phương, bạn sẽ phải cân nhắc đến điểm mạnh, điểm yếu của nội bộ trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, khả năng tài chính để duy trì thương hiệu trong những tháng đầu gia nhập thị trường… Bên cạnh đó, bạn sẽ phải phân tích các yếu tố bên ngoài như xu hướng ăn ngoài, xu hướng ăn cả gia đình, xu hướng ăn đồ Nhật với giá rẻ hoặc nguyên liệu tươi mới….

2. Khi nào sử dụng phân tích SWOT?

Loại phân tích này được thực hiện tốt nhất khi doanh nghiệp của bạn mới thành lập, bạn gặp khó khăn trong vấn đề hiệu suất làm việc và không hiểu rõ lý do tại sao hiệu suất thấp, hoặc bạn đang chuẩn bị cho sự thay đổi quan trọng như: ra mắt một cải tiến mới, sửa đổi chính sách làm việc nội bộ, thay đổi kế hoạch và cách thức thực thi/ vận hành doanh nghiệp.

Phân tích SWOT sẽ giúp bạn xác định điểm mạnh và điểm yếu – các yếu tố bên trong, cơ hội và thách thức – các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty bạn. Với phân tích SWOT, bạn có thể xác định và từ đó cải thiện các quy trình làm việc và cách thức vận hành nội bộ.

3. Phân tích PEST là gì?

Phân tích PEST là viết tắt của:

Political – Chính trị

Economic – Kinh tế

Social – Xã hội

Technological – Công nghệ

Tất cả các yếu tố thành phần của phân tích PEST đại diện cho các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ: trong phân tích PEST, bạn có thể muốn xem xét:

👉 Tình hình chính trị và các chính sách, đường lối chính trị có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh doanh, biểu thuế, và tình hình thương mại

👉 Thị trường chứng khoán, thái độ lạc quan của khách hàng và lãi suất có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp của bạn?

👉 Những thay đổi trong nhân khẩu học, đạo đức, lối sống của tập khách hàng mục tiêu có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp của bạn?

👉 Những thay đổi về công nghệ và tình hình sử dụng công nghệ của khách hàng mục tiêu có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp của bạn?

Với sự thay đổi ngày càng nhanh của môi trường và luật pháp, hai yếu tố này đang được bổ sung vào mô hình PEST nguyên bản. Mô hình bổ sung này còn được gọi là phân tích PESTLE, với hai chữ cái cuối cùng là viết tắt của Legal – pháp lý và Environment – môi trường.

Ví dụ phân tích PEST: Giả sử rằng bạn đang làm việc suôn sẻ, thuận lợi với bạn hàng lâu năm là một công ty có trụ sở Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia nay gần đây phải đang chịu lệnh cấm vận của Mỹ và EU. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất và cơ hội kinh doanh của bạn như thế nào? Liệu các ngân hàng có được làm việc với các công ty Thổ Nhĩ Kỳ nữa hay không? Hàng hóa có bị cản trở khi đi vào/ đi ra Thổ Nhĩ Kỳ hay không? Thời gian thực hiện hợp đồng có bị ảnh hưởng hay không?… Bạn sẽ phân tích và đặt chúng vào mục “Chính trị” trên phân tích PEST của bạn.

4. Khi nào sử dụng phân tích PEST?

Sử dụng phân tích PEST để đánh giá các quyết định quan trọng của công ty hoặc định hướng mà công ty bạn muốn tiến hành trong bối cảnh các yếu tố PEST bên ngoài. Với phân tích PEST, bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định khách quan về một khoản đầu tư mới, đặc biệt tại một quốc gia, khu vực hoặc thị trường mới.

Nếu như phân tích SWOT xem xét cả các yếu tố bên trong và bên ngoài thì phân tích PEST sẽ tập trung phân tích một cách chi tiết hơn các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn.

5. Phân tích SWOT và Phân tích PEST: Phân tích nào là phù hợp hơn?

Cả hai kiểu phân tích SWOTphân tích PEST đều có mặt được và chưa được, vì vậy thay vì trả lời câu hỏi dùng loại phân tích nào hơn, lời khuyên dành cho bạn là tiến hành phân tích PEST và sau đó tiến hành phân tích SWOT. Đúng thế, bạn nên dùng cả hai kiểu phân tích.

Bởi phân tích PEST sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn khách quan, nó đặc biệt giúp ích trong việc hiểu ảnh hưởng từ các yếu tố tình hình chính trị quốc gia, tình hình kinh tế, tình hình xã hội và thay đổi cũng như mức độ sử dụng công nghệ tại quốc gia mà công ty bạn có trụ sở và quốc gia mà bạn muốn đầu tư vào.

Phân tích SWOT sẽ giúp bạn hiểu công ty của mình trong bối cảnh thế giới bên ngoài. Ngoài ra, cả những điểm yếu và điểm mạnh mà bạn có thể chưa xem xét trước khi phân tích PEST. Bạn có thể thấy rằng những gì bạn coi là điểm mạnh ở phân tích PEST lại có thể là một điểm yếu trong phân tích SWOT. Ví dụ, một quốc gia có phần đông sử dụng mạng 5G như Nhật Bản thì không phải là thị trường tốt và nhiều cơ hội phát triển cho điện thoại cấu hình thấp chuẩn kết nối 3G, hoặc quốc gia có các quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường có thể là điểm mạnh trong phân tích PEST nhưng lại là thách thức trong phân tích SWOT với những công ty sử dụng nguyên liệu hoặc xả thải ô nhiễm môi trường…

Khi bạn càng nhìn trước được những khó khăn tiềm ẩn và càng trung thực hơn về những điểm yếu của công ty bạn, bạn càng có cơ hội nhiều hơn để vượt trội so với đối thủ. Tuy vậy, những phân tích này sẽ không phải là hoàn hảo, và chúng sẽ không chính xác trong nhiều năm tới. Cả phân tích SWOTphân tích PEST chỉ cung cấp cho bạn thông tin về môi trường hiện tại mà thôi. Bạn sẽ cần phải tiến hành phân tích SWOTphân tích PEST nhiều hơn trong tương lai. Nhưng một khi bạn càng trở nên giỏi trong việc phân tích, cơ hội của bạn trên thị trường sẽ càng mạnh hơn.

Related Posts

Nguồn tham khảo:

  1. Swot Là Gì? Phân Tích Swot: https://nef.vn/swot/

Newsletter

New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.

Newsletter

By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.

Leave a Comment

branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu lifeboy

Chán nản vì hiệu suất lao động của nhân viên thấp? Đừng lo! Chúng tôi sẽ giải cứu bạn!