Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

- Những lưu ý dành cho người lãnh đạo

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

[post-views]

Post Length: 5 mins
5/5
Level: High-level
5/5
Featured-Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - Những lưu ý dành cho người lãnh đạo - tư vấn đào tạo huấn luyện doanh nghiệp branding simple thương hiệu và hiệu suất

Nguồn ảnh: Pexels

Table of Contents

Có thể thấy, văn hóa doanh nghiệp được coi là những cốt lõi tinh hoa nhất của mỗi tổ chức, công ty. Nhờ có chúng mà các tổ chức, doanh nghiệp ngày một phát triển và khẳng định được vị thế của mình. Nhưng cụ thể thì nó là gì mà khiến các nhà lãnh đạo phải “vò đầu bứt tai” đến vậy? Để đạt được những thành quả nhất định, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lưu ý dành cho người lãnh đạo trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp qua bài viết sau nhé!

1. Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua đâu?

choose us as Partner

1.1 Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện Thông qua sứ mệnh, giá trị cốt lõi của mỗi tổ chức

Ngay từ khi thành lập, mỗi tổ chức đều đề ra sứ mệnh cho riêng mình. Sứ mệnh đó sẽ là kim chỉ nam giúp xây dựng và phát triển văn hóa phù hợp cho việc phát triển doanh nghiệp. 

1.2 Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện giữa những người trong tổ chức

Văn hóa của một doanh nghiệp sẽ được thể hiện qua những thái độ, mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty. Một công ty có văn hóa làm việc lý tưởng thì mối quan hệ giữa sếp với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên sẽ hòa đồng, thân thiện, tất cả vì một mục tiêu chung.

1.3 Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện Giữa tổ chức với đối tác, khách hàng

Văn hóa công ty còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng của họ. Mỗi tổ chức sẽ có những định hướng nhất định trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng của họ.

1.4 Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện Thông qua các hoạt động, sự kiện nội bộ của tổ chức

Văn hóa làm việc còn được thể hiện thông qua các hoạt động, sự kiện nội bộ của tổ chức nhằm phục vụ chính những nhân viên của tổ chức đó. Đó có thể là những buổi họp công ty, những sự kiện teambuilding, những chuyến du lịch toàn công ty… Những hoạt động này sẽ góp phần xây dựng, định hình văn hóa công ty.

2. Văn hóa doanh nghiệp bắt đầu từ những thứ vô cùng quen thuộc hàng ngày

Chắc chắn khi nhắc tới cụm từ “văn hóa doanh nghiệp” thì nhiều lãnh đạo doanh nghiệp còn mông lung về cách thức triển khai thực hiện. Nhiều lãnh đạo ở các doanh nghiệp SME vẫn sẽ nghĩ đó là những thứ xa vời và khó thực hiện. Nhưng trên thực tế có phải vậy?

Video truyền thông nội bộ về tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa doanh nghiệp (Branding Simple)

Văn hóa doanh nghiệp, tưởng xa chân trời, nhưng gần ngay trước mặt! Nó bắt đầu từ chính người lãnh đạo doanh nghiệp. Văn hóa làm việc là những hệ thống chuẩn mực hay những giá trị do người lãnh đạo khởi xướng và lan truyền đến mọi thành viên trong toàn công ty. Bởi vậy đó là những giá trị và chuẩn mực làm cơ sở nền tảng để những nhân sự hiện tại và tương lai chia sẻ và tuân thủ.

3. Tránh đưa ra những thông điệp, khẩu hiệu mang tính sáo rỗng

Người lãnh đạo cần tránh đưa ra những nguyên tắc mang tính ‘khẩu hiệu’, không phù hợp với thực tế. Và đặc biệt tránh hô hào nhân viên thực hiện những nguyên tắc, quy định mà chính người là quản lý cấp trên không duy trì và làm hình mẫu.

Các giá trị cốt lõi phải trở thành kim chỉ nam. Nó phải mang tính đại diện và thể hiện rõ những đặc điểm văn hóa đặc trưng. Nó giúp định hướng hành vi cho tất cả mọi người trong công ty và là cơ sở giúp cho việc đưa ra quyết định của họ được đồng nhất và dễ dàng trong mọi hoàn cảnh.

Hãy nghĩ đến mối tương quan giữa những giá trị cốt lõi của văn hóa công ty với các chính sách, quy định hiện có của công ty. Mục tiêu là đảm bảo sao cho những chính sách hiện tại phải có ý nghĩa hỗ trợ việc duy trì và phát huy những giá trị cốt lõi đó. Đồng thời, phải đảm bảo rằng những nhà quản lý của từng bộ phận biết cách truyền đạt và là tấm gương điển hình cho nhân viên cấp dưới.

Bà Trương Ngọc Phụng đại diện cho Quỹ Mekong Capital chia sẻ: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ là dựng lên một khẩu hiệu hay tạo ra một slogan mới. Quan trọng nhất là phải xác định được mục tiêu cho văn hóa công ty. Nhiệm vụ của người lãnh đạo không phải tạo ra các nguyên tắc, chính sách và quy định rồi bắt mọi người làm theo. Nhiệm vụ chính của người này là phải biết truyền cảm hứng cho mọi người. Sau đó, phải liên tục củng cố, duy trì để mọi người ứng dụng một cách tự nhiên, hiệu quả. Chẳng hạn có thể khéo léo truyền thông và củng cố các giá trị của văn hóa hiện có vào thực tế bằng cách tổ chức định kì những cuộc thi hoặc bằng cách phỏng vấn những nhân viên có thành tích tốt trong công việc, sau đó làm một cuốn sách kể lại những người thành công đã áp dụng các giá trị văn hóa như thế nào…

Related Posts

Nguồn tham khảo:

  1. Six Components of a Great Corporate Culture: https://hbr.org/2013/05/six-components-of-culture
  2. Những câu chuyện xây dựng VHDN: https://doanhnhansaigon.vn/kinh-doanh/nhung-cau-chuyen-xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep-1024493.html

Newsletter

New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.

Newsletter

By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.

Leave a Comment

branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu lifeboy

Chán nản vì hiệu suất lao động của nhân viên thấp? Đừng lo! Chúng tôi sẽ giải cứu bạn!