Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

đề cao đổi mới sáng tạo

nhung nguyen tư vấn đào tạo huấn luyện doanh nghiệp branding simple tư vấn thương hiệu và hiệu suất
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

[post-views]

Post Length: 5 mins
5/5
Level: High-level
5/5
Featured-Văn hóa doanh nghiệp đề cao đổi mới sáng tạo- tư vấn đào tạo huấn luyện doanh nghiệp branding simple thương hiệu và hiệu suất

Nguồn ảnh: Pexels

Table of Contents

Phần lớn các công ty có tốc độ phát triển nhanh đều lấy văn hóa doanh nghiệp đề cao đổi mới sáng tạo làm nền tảng và động lực phát triển cho mình. Sau đây là một số cách làm hiệu quả giúp xây dựng và phát triển văn hóa sáng tạo đổi mới trong doanh nghiệp.

1. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp sáng tạo bằng cách đa dạng hóa nhân sự, trao quyền nhiều hơn cho nhân viên kết hợp khuyến khích các ý tưởng mới của họ

1.1 Đa dạng hóa

Đa dạng hóa nhân sự là một cách để xây dựng văn hóa doanh nghiệp sáng tạo. Sự đa dạng ở đây bao gồm đa dạng về tôn giáo, quốc tịch, chủng tộc, tuổi tác, quan điểm chính trị, sở thích, kinh nghiệm làm việc….

choose us as Partner

Rất ít lãnh đạo doanh nghiệp nhận ra rằng sự đa dạng trong cơ cấu, thành phần nhân sự là một nguồn gốc tạo ra tính sáng tạo. Bởi lẽ, sự gặp gỡ của những quan điểm và kinh nghiệm khác nhau sẽ giúp hình thành những ý tưởng mới. Hơn nữa, nó tạo ra một môi trường năng động cởi mở, chia sẻ sự đa dạng trong cách suy nghĩ và giúp cho nhân sự dễ dàng chấp nhận những quan điểm khác biệt.

1.2 Trao quyền

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đề cao đổi mới sáng tạo yêu cầu sự linh hoạt trong cơ chế trao quyền cho nhân viên. Nếu biết cách kết hợp giữa trao quyền với đặt ra các mục tiêu công việc có ý nghĩa, bạn đang trao cho nhân sự niềm tin và quyền tự chủ vô cùng lớn. Trao quyền cho nhân viên thay cho tâm lý thích kiểm soát sẽ kích thích cảm giác hưng phấn trong công việc, kích thích sự sáng tạo của nhân viên. Một nhân viên luôn cảm thấy gò bó trong công việc, hoặc luôn phải răm rắp làm theo lệnh của cấp trên chắc chắn không thể làm việc một cách sáng tạo. Vì vậy, hãy Xây dựng văn hóa doanh nghiệp sáng tạo bằng cách trao cho nhân viên quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm một phần trong công việc. Điều này sẽ giúp họ có được sự chủ động, khuyến khích họ mạnh dạn đưa ra những sáng kiến và tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trao quyền ở đây còn bao gồm cả quyền giải trí, quyền tự do trong phân bổ thời gian cho công việc. Rất nhiều agency hàng đầu về marketing và phát triển thương hiệu – lĩnh vực đòi hỏi cao về sự sáng tạo – như Ogilvy, Leo Burnett đã nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp sáng tạo bằng cách hạn chế các quy định gò bó, duy trì một không gian làm việc thoải mái với nhiều trang thiết bị để họ giải trí và giảm áp lực từ công việc.

1.3 Khuyến khích, khen ngợi các ý tưởng mới

Hầu hết các công ty đều muốn theo đuổi mục tiêu đổi mới, vượt lên trên đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, rất ít trong số họ cho phép nhân viên quyền sáng tạo và liều lĩnh. Khuyến khích những ý tưởng mới của nhân viên chính là một cách đề cao sáng tạo trong văn hóa doanh nghiệp. Netflix là công ty nổi tiếng với văn hóa doanh nghiệp sáng tạo “Mạnh dạn chia sẻ những gì bạn nghĩ, ngay cả khi điều đó gây tranh cãi”.

Một ví dụ khác là Google. Google nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp sáng tạo, khuyến khích nhân viên theo đuổi những ý tưởng sáng tạo đổi mới với công thức 70/20/10 nổi tiếng: 70% thời gian cho công việc chuyên môn, 20% thời gian cho các dự án tiềm năng và 10% thời gian nhân viên được tự do theo đuổi những ý tưởng mới lạ, dù đó có là ý tưởng điên rồ nhất! Gmail một trong những thành công lớn nhất của Google đã ra đời như một ý tưởng mới tình cờ và bất ngờ theo công thức đặc biệt đó.

Một ý tưởng mới không nhất định phải là sáng kiến. Nhưng nó nhất định phải được khen ngợi. Sự khen ngợi chính là cách để kích thích văn hóa sáng tạo và cũng là cách tạo động lực thúc đẩy nhân viên phát huy khả năng sáng tạo.

2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đề cao đổi mới sáng tạo bằng những cách khuyến khích nhân viên mạo hiểm và trao cho họ quyền được thất bại

Nhiều công ty e ngại họ sẽ tạo ra sai lầm và thất bại khi thay đổi cách làm cũ, thực hiện cái mới chưa được kiểm nghiệm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng làm theo các quy tắc và đi theo lối mòn là lựa chọn an toàn nhưng sẽ không giúp bạn đột phá trên đường đua.

Có một công ty phần mềm ở Boston đã nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp sáng tạo bằng cách cấp 2 tấm thẻ “giải thoát” mỗi năm cho các nhân viên. Chủ sở hữu của những tấm thẻ này được phép mạo hiểm thực hiện các ý tưởng có tính rủi ro cao mà không phải chịu hậu quả nếu nó thất bại. Vào cuối năm, những nhân viên chưa sử dụng hết thẻ sẽ buộc phải giải trình lý do. Đây đúng là một cách tuyệt vời để khuyến khích nhân viên vượt qua nỗi sợ thất bại và thoải mái với các ý tưởng mạo hiểm hoặc mang tính thử nghiệm.

Trên thực tế, thành công là kết quả của một chuỗi nhiều lần sai lầm và thất bại. Điều quan trọng nhất là bạn học được gì từ những thất bại đó. Các nhà sáng tạo vĩ đại không phải vì thông minh hay tài năng hơn người. Điểm chung của họ là sự nỗ lực không ngừng sau mỗi vô số những lần thất bại. Nhà sáng chế ra máy hút bụi đã trải qua 5000 thử nghiệm thất bại trước khi chạm tới thành công. Thế nhưng những vĩ nhân này vẫn không để cho thất bại dập tắt đam mê và khả năng sáng tạo của họ. Đó là bài học cho những doanh nghiệp muốn Xây dựng văn hóa doanh nghiệp sáng tạo đổi mới.

Video Series truyền thông nội bộ: Văn hóa sáng tạo, dám thất bại (Branding Simple)

Không có sự đổi mới thành công nào tự đến với bạn mà không có thất bại cả. Nói cách khác, nếu không sáng tạo và biết chấp nhận sự mạo hiểm, chắc chắn sẽ không có sự đổi mới nào! Như vậy, doanh nghiệp chắc chắn có nguy cơ cao bị bỏ lại phía sau bởi các đối thủ cũ và cả đối thủ mới gia nhập thị trường. Bài học của Kodak là minh chứng hùng hồn cho sự thất bại của doanh nghiệp do không nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp đề cao đổi mới sáng tạo, dám chấp nhận rủi ro. Netflix là một trong những công ty thành công nhất hiện nay nhờ đánh giá cao việc “Chấp nhận rủi ro một cách thông minh” và duy trì điều này trong văn hóa doanh nghiệp và các giá trị cốt lõi của công ty.

Related Posts

Nguồn tham khảo:

  1. Six Components of a Great Corporate Culture: https://hbr.org/2013/05/six-components-of-culture
  2. 6 giải pháp xây dựng văn hóa sáng tạo cho công ty: https://doanhnhansaigon.vn/phong-cach-doanh-nhan/6-giai-phap-xay-dung-van-hoa-sang-tao-cho-cong-ty-1023806

Newsletter

New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.

Newsletter

By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.

Leave a Comment

branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu lifeboy

Chán nản vì hiệu suất lao động của nhân viên thấp? Đừng lo! Chúng tôi sẽ giải cứu bạn!