Tư vấn chiến lược thương hiệu

- 5 thời điểm áp dụng chiến lược hồi sinh thương hiệu

nhung nguyen tư vấn đào tạo huấn luyện doanh nghiệp branding simple tư vấn thương hiệu và hiệu suất
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

[post-views]

Post Length: 5 mins
5/5
Level: High-level
5/5
Tư vấn chiến lược thương hiệu chiến lược hồi sinh thương hiệu - branding simple thương hiệu và hiệu suất tư vấn đào tạo và huấn luyện doanh nghiệp

Nguồn ảnh: Pexels

Table of Contents

Tư vấn chiến lược thương hiệu - 5 thời điểm áp dụng chiến lược hồi sinh thương hiệu

Một chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu có thể khám bệnh cho thương hiệu và đưa ra những liều thuốc giúp vực dậy thương hiệu và đưa thương hiệu nhanh chóng vượt qua khó khăn khi có những dấu hiệu sa sút.

choose us as Partner

Giống như cơ thể con người, một thương hiệu cũng là một thực thể sống. Nó có thể bắt đầu già nua, hoặc kém thích nghi hoặc chậm chạp trong phản ứng lại với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Nó có thể không còn phù hợp với thị trường. Và bị loại bỏ khỏi thị trường như quy luật tất yếu của sự không phù hợp và kém thích nghi với thay đổi. Có những dấu hiệu cho biết khi nào một thương hiệu bắt đầu mất đi khả năng phản ứng nhanh nhạy hoặc có dấu hiệu sa sút cần vực dậy trong việc thu hút khách hàng mục tiêu.

Sau đây là 5 dấu hiệu quan trọng giúp người tư vấn chiến lược thương hiệu có thể định giá thương hiệu, xem thương hiệu đang nằm ở đâu trong vòng đời của nó. Và khi nào là thời điểm thích hợp để hồi sinh hoặc làm mới một thương hiệu.

1. Tư vấn chiến lược hồi sinh thương hiệu khi thương hiệu có dấu hiệu mất đi tính độc đáo và mất quyền quyết định giá sản phẩm - vấn đề phát sinh từ định vị thương hiệu, chiến lược thương hiệu

Một vai trò quan trọng của chiến lược thương hiệu là tạo ra sự khác biệt đáng kể so với các đối thủ trên thị trường. Vì vậy, nếu thương hiệu không được khách hàng mục tiêu nhìn nhận là thương hiệu độc đáo, chiến lược của nó đơn giản là đã thất bại. Như vậy, khi thương hiệu không có tính độc đáo, và chịu sức ép giảm giá để cạnh tranh với các đối thủ khác để có doanh số, đó chính là dấu hiệu cho thấy sức khỏe, định vị thương hiệu đang có vấn đề.

Vai trò của người tư vấn chiến lược thương hiệu lúc này là tư vấn cách hồi sinh thương hiệu để giúp tìm ra những cách thức hấp dẫn khác biệt hóa thương hiệu so với thương hiệu cạnh tranh khác. Khi khách hàng tiềm năng nghĩ thương hiệu của bạn khác biệt và mang lại những giá trị cao hơn những thương hiệu thông thường, họ sẽ không mua hàng dựa trên cơ sở so sánh giá với giá của sản phẩm cạnh tranh. Và do đó, thương hiệu sẽ có nhiều quyền để đưa ra mức giá cao hơn.

Ví dụ trường hợp của sữa TH. Đối với hầu hết người tiêu dùng, sữa TH dường như rất khác biệt bởi tiêu chuẩn hoàn toàn sạch và thuần khiết từ thiên nhiên. Hình ảnh thương hiệu, câu chuyện thương hiệu, quy trình sản xuất, cửa hàng phân phối riêng … đã cho thấy một câu chuyện về thương hiệu khác biệt so với đa số các hãng sữa có tiêu chuẩn thông thường khác. Điều này đã giúp họ đứng riêng trên lối đi sản xuất và phân phối các sản phẩm làm từ sữa, giúp TH có vị thế cạnh tranh tốt hơn và quyền đưa ra mức giá cao hơn.

2. Tư vấn chiến lược hồi sinh thương hiệu khi thông điệp truyền thông của thương hiệu không lan tỏa hoặc không để lại ấn tượng đặc biệt đối với khách hàng mục tiêu - vấn đề phát sinh từ thiếu sự thấu hiểu (insight) khách hàng

Đây là một dấu hiệu của sự suy yếu thương hiệu mà rất nhiều nhà tư vấn chiến lược thương hiệu bỏ qua. Rất nhiều thương hiệu muốn rút ngắn thời gian nghiên cứu tìm ra insights về khách hàng. Thay vị nghiên cứu thị trường để thấu hiểu khách hàng, họ lựa chọn sớm tung ra thông điệp truyền thông có lẽ sẽ hấp dẫn khách hàng nhờ các yếu tố mang tính giải trí cao, thu hút về mặt thị giác và thính giác. Đấy đáng tiếc là một suy nghĩ sai lầm!

Bởi chúng ta đã quá quen với việc nghĩ rằng ý tưởng của mình là hay ho (nhất) mà quên mất tầm quan trọng của việc thực hiện khảo sát, nghiên cứu thị trường để thấu hiểu khách hàng. Nếu không có insights về khách hàng, thương hiệu không thể nào truyền tải đúng điều họ muốn nghe và kì vọng ở thương hiệu. Như vậy, dù có truyền thông quảng cáo tốn kém đến mấy, hiệu quả của nó cũng sẽ theo kiểu “đàn gảy tai trâu”. Nghiên cứu thị trường để thấu hiểu khách hàng là một nguyên tắc gần như bắt buộc để có được thành công.

3. Tư vấn chiến lược hồi sinh thương hiệu khi bộ nhận diện và hình ảnh thương hiệu không còn phù hợp với khách hàng mục tiêu - vấn đề phát sinh từ sự thiếu đổi mới, thích nghi khi khách hàng thay đổi

McDonald từng là thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng có bộ nhận diện thương hiệu gắn liền với những chiếc bánh Big Mac nhiều calorie và năng lượng. Tuy nhiên khi tập khách hàng mục tiêu thay đổi, lối sống thiên về “Healthy & Fit” (khỏe mạnh và thon thả), thì bộ nhận diệnđịnh vị thương hiệu này cũng thay đổi sang hình ảnh thương hiệu cho phù hợp với suất ăn nhiều salad và ít chất béo hơn.

Hãng bia khổng lồ AB Inbev là một cái tên không có nhận diện đáng kể với tập khách hàng mục tiêu của họ – những người chủ sở hữu quán bar và chuỗi bán lẻ. Thương hiệu đến từ UK này – AB Inbev – đã phải hồi sinh lại thương hiệu bằng cách định vị lại là thương hiệu mang tên “Tập đoàn bia Sản xuất bia Budweiser”. Ngay lập tức, tập đoàn này trở nên gần gũi, thân quen và dễ nhận biết hơn.

4. Tư vấn chiến lược hồi sinh thương hiệu khi thương hiệu có dấu hiệu tính tập trung của thương hiệu không cao – vấn đề phát sinh do mở rộng thương hiệu quá mức, khiến nhận thức về thương hiệu bị loãng, lòng trung thành với thương hiệu giảm sút

Khi danh mục các sản phẩm trở nên đông đúc hơn nhưng mức thu về kém hơn, đó là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc cân nhắc việc hồi sinh thương hiệu bằng cách cắt bỏ bớt các sản phẩm trong danh mục sản phẩm của thương hiệu.

Việc mở rộng thương hiệu quá mức ở một số thương hiệu lớn đã khiến cho nhận thức về thương hiệu bị loãng, lòng trung thành với thương hiệu bị giảm sút. Có thể kể đến nhận diện sa sút của thương hiệu Vingroup với quá nhiều ngành nghề không liên quan đến nhau như bán lẻ, sản xuất ô tô, sản xuất điện thoại, xây dựng khu vui chơi và nghỉ dưỡng, thương mại điện tử, các dự án xây dựng và phân phối nhà và nhà cho thuê, hàng không (dự kiến)… Cũng may là tập đoàn này đã chịu nhìn nhận lại những mảng kinh doanh chính. Họ đã quyết định từ bỏ mảng hàng không, bán bớt các mảng thương mại điện tử và bán lẻ. Đó là cách hồi sinh lại thương hiệu Vingroup theo hướng tập trung hơn cho định hướng trở thành thương hiệu mạnh trong lĩnh vực công nghệ cao và nhà cao cấp.

Hiện nay, thương hiệu FPT cũng đang cho thấy có những dấu hiệu bị mở rộng quá mức ra nhiều ngành nghề quá khác biệt nhau. FPT hiện đang gắn thương hiệu của họ cho rất nhiều sản phẩm, từ dịch vụ phần mềm, tích hợp hệ thống, bán lẻ điện thoại máy tính và phụ kiện, chứng khoán, quỹ đầu tư, ngân hàng, mạng viễn thông, truyền hình cho đến đào tạo đại học và cấp THPT – một số thậm chí có ít liên quan đến nhận diện chính của thương hiệu là gia công phần mềm và hệ thống công nghệ thông tin.

5. Tư vấn chiến lược hồi sinh thương hiệu khi có nhiều dấu hiệu cho thấy khách hàng từ bỏ hoặc tẩy chay thương hiệu - vấn đề phát sinh do sai lầm trong quản trị và xây dựng thương hiệu

Dấu hiệu nhận biết của những thương hiệu lâm vào cảnh này là rất rõ ràng. Chúng ta đã gặp rất nhiều thương hiệu mắc phải sai lầm trong quản trị và xây dựng thương hiệu, cụ thể thương hiệu có những hành vi lừa đối khách hàng. Đi cùng với việc thiếu kịch bản xử lý khủng hoảng truyền thông cho thương hiệu, những thương hiệu kiểu này có thể biến mất vĩnh viễn khi khách hàng quay lưng và kêu gọi tẩy chay. Ví dụ Khải silk hay Asanzo là những minh chứng hùng hồn.
Hồi sinh một thương hiệu gặp khủng hoảng khi khách hàng quay lưng là một điều rất khó khăn đối với mọi doanh nghiệp cũng như nhà tư vấn chiến lược thương hiệu. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng thương hiệu, các nhà tư vấn chiến lược thương hiệu cần phải chú ý xây dựng những kịch bản xấu có thể xảy ra cho thương hiệu và đề xuất những phương án thích hợp. Đồng thời, kiên quyết xây dựng thương hiệu theo nguyên tắc trung thực, thành thật với khách hàng, có những hành động hướng tới cộng đồng mà thương hiệu nhắm tới. Có như vậy, nếu có thảm họa truyền thông nào xảy ra, thương hiệu vẫn có thể được tha thứ. Hãng bay United Airline là một trong số ít những thương hiệu đã  hồi sinh thương hiệu quay đầu lại thành công như thế. Sau scandal một khách hàng bị nhân viên hành hung trên chuyến bay, hãng đã có hành vi thừa nhận lỗi và bồi thường cho nạn nhân, đồng thời áp dụng những bộ quy tắc ứng xử nội bộ và nhiều biện pháp khác với mục đích hồi sinh lại hình ảnh thương hiệu.

Related Posts

Newsletter

New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.

Newsletter

By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.

Leave a Comment

branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu lifeboy

Chán nản vì hiệu suất lao động của nhân viên thấp? Đừng lo! Chúng tôi sẽ giải cứu bạn!