Tầm quan trọng của

công tác đào tạo nội bộ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

[post-views]

Post Length: 5 mins
5/5
Level: High-level
5/5
Featured chủ đề đào tạo nội bộ elearning-Tầm quan trọng của công tác đào tạo nội bộ - tư vấn đào tạo huấn luyện doanh nghiệp branding simple thương hiệu và hiệu suất

Nguồn ảnh: Pexels

Table of Contents

Đào tạo nội bộ là công việc được nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Không chỉ đơn giản liên quan đến đào tạo kĩ năng làm việc chuyên môn, ngày nay, hoạt động đào tạo nội bộ ngày càng chú trọng hơn việc giáo dục kĩ năng mềm, tư duy, văn hóa, thái độ, cách xử lý công việc… Bởi ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thức được rằng bằng cách đào tạo nội bộ tốt, doanh nghiệp có thể đảm bảo nhân sự đầu vào có xuất phát điểm tương đồng. Do đó họ dễ dàng cộng tác với nhau hơn trong quá trình làm việc. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn tầm quan trọng của công tác đào tạo nội bộ tại các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay nhé!

1. Công tác đào tạo nội bộ là gì?

Đào tạo nội bộ khái niệm này vốn dĩ dễ hiểu và được nhiều doanh nghiệp trong mảng ngân hàng, tài chính, y tế, sức khỏe, bán hàng, công nghệ thông tin, phần mềm, triển khai, lắp đặt, xây dựng… áp dụng.  Đào tạo nội bộ bao gồm các hoạt động đào tạo, giáo dục cho nhân sự về các chủ đề chuyên môn, về cách thức thực hiện hoặc triển khai quy trình công việc, các chương trình đào tạo cho nhân viên bán hàng/ chăm sóc khách hàng, các chương trình về văn hóa làm việc bản địa dành cho nhân sự là người nước ngoài, các kĩ năng mềm hoặc các chương trình dành cho người mới vào/ quản lý mới… 

choose us as Partner

Về cơ bản, nội dung và mục đích cùa chương trình nâng cao chất lượng nhân sự nội bộ sẽ được xây dựng tùy vào từng đối tượng phòng ban/ nhân viên. Cán bộ/ Chuyên viên phụ trách đào tạo sẽ là người thực tế chịu trách nhiệm lên kế hoạch tổng quan về chương trình đào tạo nội bộ theo yêu cầu của bộ phận, chịu trách nhiệm thiết kế nội dung/ hoặc thuê đơn vị sản xuất nội dung, lập kế hoạch về thời gian địa điểm nơi diễn ra… Cụ thể, cán bộ phụ trách đào tạo sẽ phải: 1). Phân tích được nhu cầu đào tạo (mục tiêu, nhu cầu, bảng kế hoạch); 2). Lựa chọn các công cụ thực hiện (bài kiểm tra, bảng câu hỏi, video, hình ảnh, slide); 3). Quản lý nguồn lực đào tạo chính (thuê ngoài hay giảng viên nội bộ); 4). Lập kế hoạch sản xuất đào tạo cho nguồn lực đào tạo thực hiện và kiểm tra sơ bộ chất lượng chương trình/ khóa học đào tạo; 5). Truyền thông về chương trình đào tạo tới các phòng ban và lập kế hoạch thời gian địa điểm đào tạo; 6). Kiểm tra hậu kỳ chất lượng đào tạo, thu thập ghi nhận và đánh giá của người học để cải thiện chất lượng đào tạo.

Sau đây là một số ví dụ về các chương trình đào tạo nhân sự phổ biến: Đào tạo nhân viên mới, Đào tạo nhân viên bán hàng tại chi nhánh, đào tạo nhân sự về quy trình, chính sách, sản phẩm, dịch vụ mới…

Có nhiều hình thức đào tạo và nâng cao chất lượng nhân sự nội bộ, nhưng nhìn chung thường được phân theo cách làm: offline (đào tạo nội bộ theo phương pháp trực tiếp, truyền thống) và online (đào tạo nội bộ theo phương pháp mutli media E-Learning). Việc lựa chọn phương thức đào tạo E-Learning đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam và trên thế giới do tính tiện lợi, chi phí thấp và hiệu quả  của nó trong việc truyền đạt một sinh động qua các video và hình ảnh. Tìm hiểu thêm lợi ích của phương pháp E-Learning tại đây.

Hiệu quả của E-Learning trong đào tạo nội bộ (Branding Simple)

Chất lượng đào tạo nhân sự nội bộ thường được phản ánh qua tác động của nó tới hành vi, nhận thức… của nhân sự. Việc đo lường hiệu quả chương trình đào tạo là việc làm cần thiết. Nhiều công ty thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực nhân sự sau khóa đào tạo, thậm chí ghi lại đánh giá/ trải nghiệm của nhân sự để cán bộ phụ trách đào tạo có được nhận xét khách quan và sửa đổi nội dung đào tạo cho phù hợp. 

2. Tầm quan trọng của công tác đào tạo nội bộ

Tuy nhiên, trong khi phần lớn doanh nghiệp lớn như Vingroup, Sanofi, Hòa Phát, FPT, Techcombank, Vietnam Airline…  đầu tư mạnh tay vào đào tạo nội bộ, xây dựng nội dung đào tạo cho các cấp bậc nhân sự, thì các doanh nghiệp SME thường có xu hướng bỏ qua điều này. Rất ít doanh nghiệp SME ý thức được tầm quan trọng của đào tạo nội bộ. Vậy đào tạo nội bộ sẽ mang lại những giá trị hữu ích gì cho các doanh nghiệp SME?

2.1 Đào tạo nội bộ bổ trợ cho việc phát triển doanh nghiệp bằng cách nâng cao chất lượng kĩ năng, trình độ, hiểu biết của nhân sự đầu vào

Công tác đào tạo nội bộ tạo điều kiện tốt cho nhân viên nhận ra những mảng kiến thức mà công việc đòi hỏi ở họ. Dù đào tạo nhân sự nội bộ không phải là giải pháp hoàn hảo, nhưng ít nhất nó là giải pháp bổ trợ cho cách thức đào tạo “cầm tay chỉ việc”. Ít nhất nó sẽ là nguồn cung cấp thông tin chung nhất về các kỹ năng, kiến thức chuyên môn cần thiết mà nhân sự cần phải nâng cấp để phục vụ tốt cho công việc. Nhân sự đầu vào nếu không được đào tạo sơ bộ, mà trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo sâu sẽ dễ bị hiểu méo mó sai lệch và làm việc không hiệu quả. 

Ví dụ, một nhân viên được tuyển vào làm việc ở bộ phận lễ tân. Nếu không được đào tạo hội nhập công ty để hiểu về công ty, các phòng ban trong công ty, đối tượng khách hàng và đối tác của công ty, sẽ chỉ là cái máy ghi lại lời nhắn từ những cuộc gọi đến, chuyển điện thoại, book phòng… Ngược lại, nếu được đào tạo tốt, một vị trí như nhân viên lễ tân cũng có thể là đại sứ cho thương hiệu, thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty với khách hàng/ nhà đầu tư.

Khác với đào tạo kiểu “cầm tay chỉ việc” – đào tạo kiểu nhân sự này chỉ việc cho nhân sự khác, đào tạo nhân sự nội bộ là chương trình đào tạo nhất quán và mang tính chiến lược. Nó được cán bộ chuyên trách am hiểu về mô tả công việc và các phòng ban lên kế hoạch bài bản, thiết kế nội dung chuyên nghiệp. Nhân sự đào tạo vì vậy cảm thấy thoải mái hơn với việc học vì họ được học theo cấp độ tăng dần, từ dễ đến khó, từ tổng quát đến chi tiết…

2.2 Đào tạo nội bộ xây dựng và củng cố niềm tin, lòng trung thành của nhân viên với tổ chức

Cạnh tranh trong việc giữ chân nhân viên có năng lực, tài năng ngày càng cao. Những tổ chức, doanh nghiệp nếu không có những cách giữ chân người tài thì sẽ có nguy cơ bị mất đi tài sản đó vào tay đối thủ cạnh tranh. Và công tác đào tạo nội bộ chính là phương pháp hiệu quả nhất, bên cạnh yếu tố lương thưởng trong việc giữ chân nhân tài cho mỗi tổ chức, doanh nghiệp.

Niềm tin, sự trung thành chính là điều mà bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng muốn có ở nhân viên của họ. Hiện nay lòng tin được coi như một thứ vô cùng đắt giá và không dễ gì có được. Lòng tin sẽ được xây dựng từng ngày chứ không thể có trong một sớm một chiều.

Tổ chức chương trình đào tạo nhân sự nội bộ là một cách cho thấy doanh nghiệp đánh giá cao tài sản nguồn nhân lực. Bởi đầu tư cho đào tạo và nâng cao chất lượng nhân sự nội bộ là một hoạt động đòi hỏi người lãnh đạo đầu tư thời gian, tiền của vào đó. Nó tạo sự khác biệt với các doanh nghiệp SMEs khác. Nhân sự đầu vào trải qua khâu đào tạo trước khi làm việc sẽ có trải nghiệm hoàn toàn khác, ấn tượng hoàn toàn khác về sự chuyên nghiệp của công ty. Cảm nhận đó sẽ thúc đẩy họ tin tưởng, gắn bó hơn với doanh nghiệp.

2.3 Đào tạo nội bộ là nền tảng để tăng năng suất và hiệu quả công việc

Đào tạo và nâng cao chất lượng nhân sự nội bộ sẽ giúp các nhân viên trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng để từ đó giúp nâng cao hiệu quả làm việc. Ví dụ đào tạo về những công cụ mới, phần mềm mới hay những kỹ năng làm việc mới để giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc. Nhân sự mới vào hoặc nhân sự vừa được chuyển đổi sang bộ phân khác, kiêm nhiệm thêm một công việc khác trong công ty sẽ không thể làm việc ngay lập tức mà không cần đào tạo thêm. Đào tạo nhân sự nội bộ thường được ví von với việc cung cấp tấm bản đồ chuẩn cho những nhân sự chưa quen “đường đi nước bước” này. Nó giúp họ tự tin để cộng tác và làm việc hiệu quả hơn.

Kết luận

Công tác đào tạo nội bộ luôn là một hoạt động vô cùng quan trọng trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Tầm quan trọng của đào tạo nội bộ một khi được các doanh nghiệp SME hiểu đúng, hiểu đủ, sẽ là nền tảng và cơ sở hành động để tăng năng suất hiệu quả làm việc, tăng niềm tin, lòng trung thành với tổ chức và đầu vào kĩ năng, trình độ cho nhân sự.

Related Posts

Nguồn tham khảo:

  1. Đào tạo nội bộ doanh nghiệp theo phong cách 2.0: https://cafebiz.vn/dao-tao-noi-bo-doanh-nghiep-theo-phong-cach-20-20160705151010551.chn

Newsletter

New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.

Newsletter

By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.

Leave a Comment

branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu lifeboy

Chán nản vì hiệu suất lao động của nhân viên thấp? Đừng lo! Chúng tôi sẽ giải cứu bạn!