
[post-views]
Nguồn ảnh: Pexels
Văn hóa doanh nghiệp là phần cốt lõi quan trọng của mỗi tổ chức. Chúng được coi là yếu tố then chốt có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tổ chức nào cũng mong muốn và cố gắng xây dựng văn hóa doanh nghiệp lý tưởng. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng. Hãy cùng tìm hiểu những sai lầm thường gặp khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhé!
choose us as Partner
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, hành vi, thái độ… có tính vững bền, được xây dựng qua nhiều thế hệ. Văn hóa làm việc ngày càng có vai trò quan trọng trong mỗi tổ chức.
Video truyền thông nội bộ về tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa doanh nghiệp (Branding Simple)
Bạn có biết nhiều về văn hóa làm việc của FPT và Vingroup? Hai tập đoàn hàng đầu Việt Nam luôn chú trọng xây dựng văn hóa làm việc nội bộ. Nếu bạn đã từng đọc bản tin tuần nội bộ tại những nơi làm việc nổi tiếng này, bạn sẽ nhận ra hai văn hóa làm việc hoàn toàn khác nhau. Nhưng nhờ được xây dựng bài bản, có chiến lược và nội dung hợp lý, nó trở thành phương tiện thúc đẩy tinh thần FPT và Vingroup ở mỗi nhân viên. Khiến họ gắn kết trong ngôi nhà chung và luôn có động lực, khí thế làm việc hừng hực khi ở trong môi trường đó. Như vậy, một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là việc tạo ra động lực, những giá trị tinh thần và tăng sự đoàn kết của cả một tập thể. Nhờ đó mà nhân viên ở hai tập đoàn này luôn nỗ lực thực hiện được những mục tiêu chung và hoàn thành những việc được giao.
Hiện nay, tình trạng nhân sự giỏi không làm việc gắn bó là điều không còn mấy xa lạ. Giữ chân họ đang là vấn đề khiến các doanh nghiệp “đau đầu”. Có thể nói, việc không thể giữ chân được những người tài giỏi khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp xây dựng được văn hóa lý tưởng, môi trường làm việc thoải mái, sáng tạo thì việc giữ chân người tài giỏi là điều dễ dàng hơn nhiều. Khi có một môi trường làm việc lý tưởng, chế độ đãi ngộ tốt, tập thể đoàn kết sẽ khiến nhân viên cống hiến nhiều hơn, giúp công ty ngày một phát triển.
Google là một thương hiệu có chế độ đãi ngộ khá tốt với nhân viên của mình. Họ sẽ được hưởng chế độ bữa ăn miễn phí, được cung cấp xe đạp để đi làm, môi trường làm việc mở, tiện nghi đầy đủ. Điều này đã giúp nhân viên có một sự sáng tạo không ngừng để phục vụ cho công việc.
Nếu công ty sở hữu văn hóa làm việc lý tưởng sẽ tạo ra được sự uy tín, gây dựng được niềm tin nơi đối tác và các khách hàng. Hãng công nghệ Apple đã trở thành một tượng đài lớn mà bất cứ thương hiệu nào cũng ao ước. Bằng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Apple đã tạo dựng được niềm tin vững chắc đối với các đối tác và quan trọng hơn là ở chính khách hàng của họ.
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp lý tưởng luôn là mục đích mà nhiều công ty muốn đạt tới. Họ luôn không ngừng học hỏi, tham khảo những kinh nghiệm từ các tổ chức lớn. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được vào tổ chức mình là một điều không hề đơn giản.
Việc nắm rõ được những sai lầm thường gặp khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp tổ chức rút kinh nghiệm.
Lợi nhuận chính là một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp kinh doanh đều cố gắng đạt được. Tuy nhiên, đặt lợi nhuận trước ưu tiên xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ là một sai lầm thường gặp.
Khi doanh nghiệp chỉ tập trung vào lợi nhuận và lơ là trong việc xây dựng, duy trì văn hóa công ty, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều vấn đề như văn hóa làm việc sẽ trở nên ích kỷ, độc hại. Đó chính là liều thuốc độc giết chết những kết quả tốt đẹp về danh tiếng, hình ảnh thương hiệu nếu cách làm ăn chộp giật của doanh nghiệp vướng phải scandal hoặc phàn nàn từ khách hàng và đối tác. Chính vì vậy mà một người lãnh đạo tài ba sẽ biết cách cân bằng giữa mục tiêu dài hạn là sự phát triển văn hóa công ty bền vững với mục tiêu ngắn hạn là lợi nhuận.
Không có bất cứ thứ gì là hoàn hảo. Văn hóa của mỗi doanh nghiệp cũng vậy. Đôi lúc, nhân viên sẽ có cảm giác bất mãn, không hài lòng với các chính sách, quyết định của công ty.
Ví dụ, ngưỡi lãnh đạo, vì thế, cần phải có kênh truyền thông nội bộ và mạng xã hội nội bộ để có thể thường xuyên trao đổi hai chiều thông tin giữa lãnh đạo – nhân viên, giúp việc lắng nghe nhân viên được dễ dàng hơn từ đó hiểu được tiếng nói chính đáng của nhân viên… và cải thiện văn hóa làm việc cho phù hợp với số đông, tạo động lực làm việc tích cực cho nhân viên.
Kênh truyền thông nội bộ, mạng xã hội nội bộ giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp (Branding Simple)
Nếu người lãnh đạo không biết định hướng và xử lý những cảm xúc tiêu cực thì sẽ dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, để xây dựng văn hóa doanh nghiệp lý tưởng thì người lãnh đạo cần phải biết hạn chế đến mức tối đa các cảm xúc tiêu cực của nhân viên mình.
Tóm lại, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện văn hóa công ty sẽ khó tránh khỏi việc mắc những sai lầm. Trên đây là hai sai lầm thường gặp nhất mà chúng tôi muốn lưu ý cho người lãnh đạo để giúp họ tránh khỏi “vết xe đổ” và giúp họ xây dựng văn hóa tổ chức bền vững, phù hợp nhất với lĩnh vực và thế mạnh của chính mình.
[post-views]
Hoai Le covers basic topics such as terms, concepts related to corporate culture, CRM system, customer journey, process, etc. From there, she gives explanation and examples of how the topic has an impact on SME businesses.
New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.
Newsletter
|
By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.
Listen better – Research harder – Work smarter
We put clients’ benefit first
12 Khuat Duy Tien, Thanh Xuan, Hanoi
info@brandingsimple.vn
© Copyright Branding Simple 2019 | Privacy Policy