Chia sẻ của những nhà lãnh đạo Việt Nam có tiếng

về xây dựng văn hóa doanh nghiệp

nhung nguyen tư vấn đào tạo huấn luyện doanh nghiệp branding simple tư vấn thương hiệu và hiệu suất
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

[post-views]

Post Length: 5 mins
5/5
Level: High-level
5/5
Featured-Chia sẻ của những nhà lãnh đạo Việt Nam có tiếng về xây dựng văn hóa doanh nghiệp - tư vấn đào tạo huấn luyện doanh nghiệp branding simple thương hiệu và hiệu suất

Nguồn ảnh: Pexels

Table of Contents

Việc tạo dựng một nền văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh công nghệ và chuyển đổi số lên ngôi luôn đòi hỏi những cách làm mới với cách truyền thông đa dạng hơn. Bởi xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo cách truyền thống đã chứng minh không giúp nhiều cho doanh nghiệp trong việc giải quyết được vấn đề. Thay vì chỉ dừng lại ở lời nói suông và email hô hào khẩu hiệu, doanh nghiệp cần sáng tạo và truyền đạt trực quan, sinh động hơn nữa các ý nghĩa và giá trị… của văn hóa doanh nghiệp.

1. Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp và động lực làm việc của nhân viên

Khi được hỏi về yếu tố quan trọng nhất tác động trực tiếp đến quyết định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, 86% trên tổng số 7000 người được khảo sát đến từ 130 quốc gia cho rằng văn hóa doanh nghiệp là câu trả lời (theo báo cáo về Xu hướng nhân sự toàn cầu của Deloiitte). 

choose us as Partner

Trong tổng số 86% người nêu trên, chỉ có 10 – 12% cho rằng văn hóa công ty họ là phù hợp, và chỉ 28% thực sự hiểu được văn hóa doanh nghiệp nơi họ làm việc.

2. Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

Bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận: Con người và văn hóa doanh nghiệp mới chính là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? – Video truyền thông nội bộ cho nhân viên (copyright Branding Simple)

Ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động: Văn hoá của doanh nghiệp thường xuất phát từ những người sáng lập… Tuy nó vô hình, và không trực tiếp tạo ra tiền tươi, nhưng văn hóa doanh nghiệp lại là cơ sở quan trọng nhất tạo môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, là động lực đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.

3. Đầu tư cho văn hóa doanh nghiệp là khoản đầu tư giá trị nhất

Ông Giản Tư Trung – Hiệu trưởng Trường Doanh nhân Pace: Một doanh nghiệp có thể sống khỏe mà không cần chiến lược hoặc kĩ năng cao siêu gì. Những thứ này dù có thua đối thủ cạnh tranh vẫn không thể khiến doanh nghiệp mất đi thị phần hoặc khách hàng hiện có. Tuy nhiên, có một thứ nếu doanh nghiệp không có hoặc có nhưng không được đầu tư bài bản, chuẩn chỉnh sẽ khiến nó có thể mất hết thương hiệu – đó chính là văn hóa doanh nghiệp.

Ông Uday Shankar Sinha – Tổng giám đốc Suntory Pepsico đã ví von văn hóa doanh nghiệp tệ hại với “hồ nước bẩn”: Dù doanh nghiệp có chú trọng cách mấy đến khâu đào tạo nhân sự hay tuyển dụng người tài giỏi mà quên mất đầu tư cho văn hóa doanh nghiệp, thì kết quả vẫn chỉ là sự lãng phí về thời gian và tiền bạc. Bởi phải tắm trong “hồ nước bẩn” thì dù có làm gì cũng không thể đạt được mục đích sạch sẽ được. Quan trọng nhất là phải đầu tư cho văn hóa doanh nghiệp. Phải biến nó thành “hồ nước sạch” thì mới mong có kết quả tốt được…

4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và những điều cần lưu ý

Bà Claire Chiang – Chủ tịch Quỹ Banyan Tree Global: Ngay từ khi thành lập doanh nghiệp đã phải xây dựng ngay văn hóa doanh nghiệp. Vai trò của người lãnh đạo là truyền tải văn hóa doanh nghiệp đó làm sao để cho mỗi nhân viên hiểu và thấm nhuần trong từng suy nghĩ, hành động của họ…

Ông Trần Kim Thành – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kido: Muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh, người lãnh đạo phải xem đó là nền tảng quan trọng nhất của việc phát triển doanh nghiệp. Văn hóa đó phải vì nhân viên. Khi nhân viên không cảm thấy hạnh phúc và không cống hiến hết mình, người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm.

Kết luận

 Đầu tư cho văn hóa doanh nghiệp chắc chắn là một trong những khoản đầu tư có giá trị nhất mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải nghĩ tới ngay từ khi thành lập doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh cần cả một quá trình dài và cách làm bài bản hợp lí.

Tin vui là một khi văn hóa doanh nghiệp đã thành hình và đi vào tiềm thức của các thành viên trong công ty thì nó sẽ rất khó mất đi. Từ đây, người lãnh đạo có thể tự tin rằng văn hóa doanh nghiệp được đầu tư xây dựng chỉn chu sẽ vừa giúp doanh nghiệp phát triển, vừa giúp tạo ra động lực làm việc và giữ chân nhân tài một cách lâu dài.

Related Posts

Nguồn tham khảo:

  1. Học hỏi văn hóa doanh nghiệp của Thế Giới Di Động: https://vieclam24h.vn/cam-nang-nghe-nghiep/hoc-hoi-van-hoa-doanh-nghiep-cua-the-gioi-di-dong
  2. Chủ tịch Thế Giới Di Động bật mí cách quản lý 1800 cửa hàng bằng văn hóa doanh nghiệp: https://theleader.vn/chu-tich-the-gioi-di-dong-bat-mi-cach-quan-ly-1800-cua-hang-bang-van-hoa-doanh-nghiep-20171208093859694.htm
  3. Văn hóa doanh nghiệp sự nhầm lẫn về giá trị https://doanhnhansaigon.vn/goc-nha-quan-tri/van-hoa-doanh-nghiep-su-nham-lan-ve-gia-tri-1077930.html
  4. Văn hóa doanh nghiệp nền tảng để phát triển bền vững: https://doanhnhansaigon.vn/goc-nha-quan-tri/van-hoa-doanh-nghiep-nen-tang-de-phat-trien-ben-vung-1081458.html

Newsletter

New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.

Newsletter

By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.

Leave a Comment

branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu lifeboy

Chán nản vì hiệu suất lao động của nhân viên thấp? Đừng lo! Chúng tôi sẽ giải cứu bạn!