Các yếu tố then chốt nhất

để tạo nên văn hóa doanh nghiệp mạnh

nhung nguyen tư vấn đào tạo huấn luyện doanh nghiệp branding simple tư vấn thương hiệu và hiệu suất
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

[post-views]

Post Length: 5 mins
5/5
Level: High-level
5/5
Featured-Các yếu tố then chốt tạo nên văn hóa doanh nghiệp mạnh - tư vấn đào tạo huấn luyện doanh nghiệp branding simple thương hiệu và hiệu suất

Nguồn ảnh: Pexels

Table of Contents

Lợi thế cạnh tranh có thể biến mất nhưng văn hóa doanh nghiệp sẽ tồn tại mãi mãi. Hãy cùng khám phá các yếu tố then chốt tạo nên văn hóa doanh nghiệp mạnh giúp thu hút nhân tài và khách hàng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh bình thường khác.

1. Tổng quan về Văn hóa doanh nghiệp

1.1 Hiểu đúng về khái niệm Văn hóa doanh nghiệp

Cụm từ “văn hóa doanh nghiệp” chắc chắn đã quen thuộc với mọi người. Nhưng để hiểu rõ nó là gì, nó bao gồm những yếu tố nào thì không phải ai cũng nắm được. Trên thực tế, khi được hỏi về điều này, câu trả lời phổ biến nhất sẽ là: “Công ty mình có văn hóa doanh nghiệp tốt lắm, công việc giờ hành chính ổn định, lương thưởng tốt miễn là biết cách làm hài lòng sếp…” Vẫn có nhiều cách hiểu sai như vậy! Thế rốt cuộc, văn hóa doanh nghiệp là gì?

choose us as Partner

Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa của rất nhiều thứ như: Niềm tin, suy nghĩ, thói quen, lời nói được hình thành và dần ăn sâu trong suốt quá trình xây dựng, phát triển của một doanh nghiệp, tổ chức. Những giá trị đó sẽ trở thành một nét văn hóa, phong tục, tập quán ngầm định, mang tính đại diện cho doanh nghiệp. Nó có những ảnh hưởng không thể xem nhẹ tới hoạt động và sự phát triển của của tổ chức. Thậm chí nó còn có thể chi phối và ảnh hưởng tới tinh thần, suy nghĩ của tập thể nhân viên. (Bạn có thể tìm hiểu thêm về chủ đề này tại đây).

1.2 Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp với nội bộ doanh nghiệp

Thật không quá khi nói rằng văn hóa doanh nghiệp nếu xây dựng tốt sẽ giúp kiến tạo thành công cho doanh nghiệp, nhưng nếu làm lỏng lẻo, sai cách cũng có thể khiến doanh nghiệp mục ruỗng và lụn bại.

Văn hóa doanh nghiệp định hình nền tảng chung trong suy nghĩ và hành động. Khi sếp và nhân viên trở thành một khối đoàn kết, được liên kết chặt chẽ bởi văn hóa công ty thì tổ chức đó sẽ có sự phát triển bền vững.

Nếu doanh nghiệp tồn tại những vấn đề như sự kèn cựa, cạnh tranh không công bằng giữa các nhân viên với nhau …  ở đó sự phát triển của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng tới. Tuy nhiên, nếu các nhân viên thấm nhuần văn hóa công ty thì họ sẽ biết được nên ưu tiên điều gì và cạnh tranh công bằng nhất.

2. Các yếu tố then chốt nhất tạo nên văn hóa doanh nghiệp mạnh

2.1 Tầm nhìn và Các giá trị cốt lõi khởi xướng bởi người đứng đầu sẽ là những giá trị bản lề của văn hóa doanh nghiệp

Những giá trị cốt lõi sẽ là tiêu chuẩn mà mỗi thành viên cần phải tuân theo, để từ đó giúp doanh nghiệp đạt được tầm nhìn đúng cách. Chính những giá trị ấy là nền tảng hình thành nên văn hóa công ty. Từ văn hóa công ty đó, các ngầm định chung về quan điểm, hành vi, cách ứng xử, giao tiếp nội bộ mới được định hình. Một khi gắn liền với tầm nhìn và các giá trị của doanh nghiệp, văn hóa công ty sẽ có sự kết nối và trở nên hiệu quả hơn.

2.2 Văn hóa doanh nghiệp mạnh phải dựa trên những nền tảng truyền thông, giao tiếp và nhân sự nội bộ

2.2.1 Văn hóa doanh nghiệp mạnh phải dựa trên những nền tảng Nhân sự phù hợp văn hóa nội bộ

Nhân sự chính là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp ích cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh. Hầu hết, những công ty trên thế giới đều có những chính sách tuyển dụng nghiêm ngặt nhằm đảm bảo ứng viên phù hợp không chỉ là người có tài mà họ còn phải phù hợp với văn hóa của tổ chức đó. Vòng thi văn hóa là vòng thi bắt buộc ở những công ty toàn cầu. Mục đích là để chọn lọc những ứng viên có những giá trị tương đồng với các giá trị cốt lõi và văn hóa công ty.

2.2.2 Văn hóa doanh nghiệp mạnh phải dựa trên những nền tảng truyền thông tăng cường những câu chuyện hoặc bản tin văn hóa

Truyền thông nội bộ là yếu tố ít được quan tâm để ý nhất ở phần lớn các doanh nghiệp SME. Quan điểm xem nhẹ truyền thông nội bộ có lẽ là một sai lầm lớn nhất trong khâu xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở các công ty này. Bởi nếu không có kênh truyền thông nội bộ chính, thông tin sai lệch như những lời đồn vô căn cứ sẽ ăn mòn những giá trị tốt đẹp mà doanh nghiệp nỗ lực xây dựng cho văn hóa công ty.
Không có kênh truyền thông nội bộ, nhân sự thường có xu hướng nghe tin đồn không chính xác, và tiếp tục lan truyền tin đồn chưa được xác minh, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà người lãnh đạo không hề hay biết. Chính vì lẽ đó, đầu tư cho kênh truyền thông nội bộ, và tăng cường cập nhật những câu chuyện hoặc bản tin văn hóa có thật được kiểm chứng tạo niềm tin vào văn hóa công ty chính là điều cần phải làm của các doanh nghiệp SME.

2.2.3 Văn hóa doanh nghiệp mạnh phải dựa trên những nền tảng khuyến khích giao tiếp trao đổi thông tin nội bộ

Truyền thông nội bộ mới chỉ là giao tiếp một chiều từ phía lãnh đạo đến nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp mạnh cần phải được xây dựng trên nền tảng giao tiếp hai chiều giữa lãnh đạo – nhân viên. Cổng thông tin nội bộ cho phép ghi nhận những thông tin thực tế, cập nhật những suy nghĩ và ý kiến “nóng hổi” từ nhân viên gửi tới người lãnh đạo. Hoặc những phản hồi của nhân viên về trải nghiệm của họ, về khách hàng, về thị trường, về các chiến lược mới, về nhà cung cấp, về nội bộ công ty…

Demo Giải pháp Cổng thông tin, Mạng xã hội & truyền thông nội bộ của Branding Simple

2.3 Các yếu tố liên quan đến các chính sách nội bộ về thăng tiến thưởng phạt, các quy định khuyến khích hành vi cách ứng xử đúng chuẩn trong nội bộ

Tuy không nói ra, nhưng ai cũng hiểu nhân sự đi làm là để có được sự thăng tiến trong công việc, mức lương cao và chế độ đãi ngộ tốt. Càng đặt mục tiêu cao và cống hiến trong công việc, nhân sự càng tìm cách học hỏi từ người đi trước, hoặc căn cứ vào những chính sách, quy định nội bộ để thay đổi hành vi cùng cách ứng xử của mình. Họ sẽ nỗ lực đáp ứng những điều được cho là đúng chuẩn trong doanh nghiệp nhằm được người quản lý đánh giá cao hơn.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải dựa trên hiểu biết này để khai thác tốt yếu tố các chính sách nội bộ về thăng tiến thưởng phạt và các quy định khuyến khích hành vi, cách ứng xử đúng chuẩn.

Kết luận

Khi nhận thức ngày càng gia tăng về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, ta càng bắt gặp nhiều hơn những doanh nghiệp đầu tư mạnh tay vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Chúng tôi tin rằng chỉ cần thực hiện tốt các yếu tố then chốt trên đây, bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể tự tin sẽ sở hữu được văn hóa công ty hiệu quả và đáng tự hào.

Related Posts

Nguồn tham khảo:

  1. Six Components of a Great Corporate Culture: https://hbr.org/2013/05/six-components-of-culture
  2. Factors Determining Organizational Culture: https://study.com/academy/lesson/factors-determining-organizational-culture.html

Newsletter

New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.

Newsletter

By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.

Leave a Comment

branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu lifeboy

Chán nản vì hiệu suất lao động của nhân viên thấp? Đừng lo! Chúng tôi sẽ giải cứu bạn!