
[post-views]
Nguồn ảnh: Pexels
Đầu tư xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh đã và đang trở thành những hoạt động nội bộ không thể thiếu của nhiều tổ chức với nỗ lực gia tăng trải nghiệm làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài. Bạn đang xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo mô hình nào? Hãy cùng tìm hiểu các mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay qua bài viết dưới đây nhé!
Giống như tên gọi của nó, người lãnh đạo được xem là người chủ của một gia đình. Họ sẽ có trách nhiệm bảo vệ, chăm lo cho các thành viên trong gia đình mình. Mô hình này có định hướng tập trung quyền lực vào người chủ, đồng thời đòi hỏi sự trung thành từ các thành viên. Đây được coi là mô hình khép kín, từ trên xuống.
Với mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình, người lãnh đạo có xu hướng động viên, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Họ nỗ lực để tạo dựng mối quan hệ vui vẻ, tốt đẹp và hài lòng giữa lãnh đạo với nhân viên.
choose us as Partner
Mô hình này đề cao những giá trị đạo đức. Có thể hiểu đơn giản, nếu xảy ra mâu thuẫn, sự trừng phạt cao nhất sẽ làm đánh mất sự yêu mến, lòng tin của tất cả mọi người chứ không phải là các yếu tố về pháp luật hay tài chính. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức sẽ như là một gia đình. Ở đó có sự yêu thương, gắn kết giữa các thành viên để cùng nhau tạo thành một thể thống nhất giúp tổ chức ngày càng phát triển.
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình tại Hàn Quốc, Nhật Bản. Những tập đoàn, công ty lớn thường quan tâm hỗ trợ việc hiếu hỷ, việc học hành của con cái…, do vậy, những nhân viên của họ thường có xu hướng sẽ gắn bó, cống hiến từ khi trẻ tới lúc già vì cảm nhận về sự hòa hợp và quan tâm như người thân trong một gia đình.
Tuy nhiên, mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình cũng tồn tại hạn chế. Đó chính là việc nếu công ty ngày một lớn mạnh thì việc duy trì mô hình này sẽ ngày càng khó khăn hơn, bởi nhân viên ngày càng nhiều và họ luôn có xu hướng thiếu trách nhiệm và hạn chế tự đưa ra quyết định cá nhân. Năng suất làm việc sẽ bị ảnh hưởng nếu cả dây chuyền hoạt động phải chờ đợi quyết định từ người cao nhất. Yêu cầu đối với người lãnh đạo là phải có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh, những mâu thuẫn xảy ra trong tổ chức. Họ với vai trò là người lái tàu và sợi dây liên kết phải biết cách truyền cảm hứng làm việc cho tất cả các nhân viên.
Mô hình văn hóa thứ bậc sẽ đề cao đến nhiệm vụ và tôn trọng thứ bậc. Điều này xuất phát từ việc cơ cấu tổ chức doanh nghiệp có nhiều tầng, được phân cấp từ trên xuống dưới, được quy định rõ ràng trong các quy chế, quy định, mô tả công việc để đảm bảo sự thống nhất, vững chắc của hệ thống. Mỗi tầng trong tháp thứ bậc sẽ có những nhiệm vụ, trách nhiệm riêng. Một trong những điểm nổi bật nhất của mô hình này chính là việc những người lãnh đạo sẽ chú trọng đến việc giữ vững hoạt động của tổ chức theo cách trơn tru nhất.
Những doanh nghiệp muốn áp dụng mô hình văn hóa thứ bậc thì sẽ thiết lập nên những quy tắc, quy định, chính sách, mục tiêu dài hạn. Ngoài ra, những công ty có văn hóa thứ bậc cũng sẽ có những chính sách kiểm soát quy trình, những công cụ chất lượng để tạo ra hiệu quả công việc chuyên môn tại mỗi vị trí là cao nhất. Mô hình văn hóa thứ bậc có xu hướng quản lý nhân sự bằng hiệu suất công việc và KPIs.
Mô hình văn hóa thứ bậc sẽ thường xuất hiện ở các công ty hoặc tổ chức muốn duy trì một cơ cấu tổ chức ổn định do có nhiều chi nhánh hoặc phòng ban, bộ phận chuyên môn tham gia vào quá trình vận hành. Mỗi bên liên quan phải có sự ổn định để đảm bảo tính ổn định, hạn chế thấp nhất rủi ro do quá nhiều thay đổi trong tổ chức. Bạn sẽ bắt gặp mô hình thứ bậc ở nhiều công ty chuyên về sản xuất, các công ty chứng khoán, ngân hàng,… Và phổ biến nhất là các tổ chức, cơ quan nhà nước.
Chính vì quản trị con người bằng con số và kết quả nên nhân viên thường cảm thấy thiếu cảm hứng làm việc, thiếu sự khích lệ, động viên tinh thần từ cấp trên. Cảm nhận chung của nhân sự là văn hóa thứ bậc mang nặng tính quản lý, kiểm soát, người lãnh đạo không biết và ghi nhận hết những đóng góp của nhân viên, và thiếu sự quan tâm, tình người trong nội bộ tổ chức.
Thậm chí, hạn chế lớn nhất của mô hình văn hóa này là tính kém hiệu quả trong việc đánh giá đóng góp của nhân sự và hiện tượng kết bè kéo cánh, chính trị nội bộ để lên chức lên quyền.
Mô hình dự án linh hoạt sẽ thiên về phân quyền và nhiệm vụ, hướng tới phong cách làm việc linh hoạt, và đề cao sự bình đẳng (không có rào cản thứ bậc giữa các nhân viên).
Với mô hình này, nhân viên sẽ luôn được thúc đẩy linh hoạt ghép nhóm, tham gia các dự án mới để tạo ra những giá trị mới cho doanh nghiệp. Phần thưởng cao nhất sẽ dành cho những dự án sáng tạo và đổi mới trong công việc thay vì thứ bậc, vị trí của các cá nhân. Sự bình đẳng và linh hoạt là những giá trị xuyên suốt, mang tính chi phối trong hoạt động và cách vận hành của những tổ chức áp dụng mô hình văn hóa kiểu này.
Nguồn ảnh: Pexels
Thông thường mô hình dự án linh hoạt sẽ dành cho những doanh nghiệp hoạt động, làm việc theo dự án – tức các dự án luôn khác nhau từ cơ cấu nhân sự, mô tả công việc, cho đến mục tiêu và quy trình làm việc. Ví dụ như công ty tư vấn, tổ chức phi chính phủ, tổ chức viện trợ… Bạn sẽ thấy ở đó có rất ít, thậm chí không hề có sự phân cấp về mặt thứ bậc nào. Mỗi người sẽ có trách nhiệm, quyền lợi, quyền hạn ngang nhau để khuyến khích việc đóng góp, giúp cho công việc đạt hiệu quả tốt nhất.
Chính vì coi trọng sự linh hoạt mà mô hình này có những điểm hạn chế khó tránh khỏi. Mô hình này đòi hỏi nhân lực phải có sự chủ động, khả năng làm việc nhóm, khả năng tự định hướng, khả năng giải quyết vấn đề và lập mục tiêu trong công việc. Bởi mỗi nhân sự cần phải biết được họ sẽ phải làm những công việc gì để đạt được kết quả mà dự án đề ra. Đây vốn dĩ là một việc không dễ với phần đông nhân sự mới gia nhập công ty, lao động phổ thông, lao động trong ngành sản xuất hoặc sinh viên mới ra trường.
Mô hình văn hóa khởi nghiệp tồn tại sự cạnh tranh giữa các thành viên. Họ sẽ cùng phát triển, cùng làm việc bình đẳng để thực hiện những mục tiêu chung của tổ chức.
Văn hóa khởi nghiệp khuyến khích nhân viên có thể tự phát huy khả năng của mình và có thể tự tạo các mối quan hệ. Sự bình đẳng và con người chính là giá trị cốt lõi của mô hình văn hóa khởi nghiệp. Khi làm ở những công ty, tổ chức có mô hình văn hóa khởi nghiệp bạn sẽ có cơ hội thỏa sức sáng tạo, tự học hỏi, tự nghiên cứu mà không hề bị gò bó, ép buộc trong bất cứ khuôn mẫu nào.
Nguồn ảnh: Pexels
Những tổ chức chuyên sâu về công nghệ, phần mềm… sẽ luôn xây dựng mô hình văn hóa khởi nghiệp. Bạn có thể thấy hình mẫu lý tưởng nhất cho mô hình này là Google. Những nhân viên sẽ không bị gò bó, ép buộc bởi bất cứ quy định nào mà hoàn toàn có cơ hội để sáng tạo, thất bại, tạo ra những giá trị, sản phẩm hoặc dịch vụ mới chưa từng có trước đây.
Những nhân viên ở đây sẽ phải luôn đổi mới tư duy. Bản chất con người là thích chinh phục, nhưng họ cũng thích sự ổn định. Một môi trường làm việc nếu quá chú trọng suy nghĩ sáng tạo để tạo ra những cái mới nhất, có giá trị nhất, đôi lúc sẽ dẫn tới áp lực cao cho nhân viên, nhất là nhân viên nữ vốn thích sự ổn định. Hơn nữa, văn hóa này đòi hỏi tổ chức phải tìm được những cá nhân vừa xuất chúng vừa có tinh thần thép để chịu đựng những áp lực tinh thần từ đòi hỏi của công việc và từ những thất bại trong quá trình thử nghiệm, áp dụng cái mới.
Trên đây là các mô hình văn hóa doanh nghiệp điển hình mà bạn nên biết trong quá trình khởi đầu, tìm hiểu về xây dựng văn hóa công ty. Trong thực tế xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững, bạn hoàn toàn có thể kết hợp và tạo ra nét văn hóa riêng biệt dựa trên cơ sở thấu hiểu bản chất văn hóa doanh nghiệp và các mô hình có thế ứng dụng để đảm bảo phù hợp với đặc thù ngành nghề, tính chất cạnh tranh và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.
Nguồn tham khảo:
[post-views]
Nhung Nguyen is in charge of content on how-to, tactics, best practices, guidance and new approach updates for SME businesses.
New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.
Newsletter
|
By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.
Listen better – Research harder – Work smarter
We put clients’ benefit first
12 Khuat Duy Tien, Thanh Xuan, Hanoi
info@brandingsimple.vn
© Copyright Branding Simple 2019 | Privacy Policy