
[post-views]
Nguồn ảnh: Pexels
Để có thể xây dựng và phát triển công ty một cách bền vững thì văn hóa doanh nghiệp được coi là yếu tố then chốt. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chỉ chú trọng xây dựng hình ảnh của mình mà quên đi văn hóa doanh nghiệp mới là yếu tố cần quan tâm trước nhất. Vậy các ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp là gì? Tầm quan trọng của yếu tố này là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây!
Văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm khá trừu tượng. Vì thế, định nghĩa này được giải thích theo nhiều hướng khác nhau.
choose us as Partner
Theo Wikipedia: Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nó trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống. Nó ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chung.
Theo Gold K.A: “Văn hóa doanh nghiệp là phẩm chất riêng biệt của tổ chức để phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực.”
Theo lý thuyết của Kotter và Heskett: “Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài.”
Thep Williams, A., Dobson, P. & Walters, M: “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”.
Còn Marvin Bower – Tổng giám đốc, McKinsey Co. lại nhận định: “Văn hóa doanh nghiệp là tất cả các thành tố mà chúng ta đang thực hiện trong quá trình kinh doanh và di sản để lại cho thế hệ kế tiếp’’.
Văn hóa doanh nghiệp nếu được đầu tư xây dựng bài bản sẽ tạo ra các ảnh hưởng tích cực như sau:
Thu hút, giữ chân các nhân tài ở lại với doanh nghiệp, khiến họ hứng thú với công việc và muốn gắn bó lâu dài.
Mang đến năng suất làm việc cao và hiệu quả, giúp nhân viên đưa ra được nhiều ý tưởng, sáng tạo cho công việc.
Môi trường làm việc năng động, tự nhiên và không gò bó. Làm dung hòa hơn mối quan hệ giữa người quản lý và nhân viên.
Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp độc hại đến từ sự thả lỏng của người lãnh đạo hoặc do không được đầu tư thích đáng, sẽ tạo ra các ảnh hưởng tiêu cực.
Nguồn ảnh: Pexels
Những nhân sự tài năng thường muốn được ghi nhận xứng đáng, minh bạch những đóng góp của họ trong công việc. Họ muốn làm việc trong môi trường văn hóa doanh nghiệp khuyến khích và ghi nhận những đóng góp của cá nhân một cách khách quan thay cho môi trường làm việc mang tính thiên vị, khuyến khích cách làm việc mang tính vụ lợi, xun xoe, nịnh bợ của những cá nhân thiếu năng lực. Văn hóa doanh nghiệp tiêu cực sẽ khiến cho nhân sự cảm thấy mất niềm tin, không được tôn trọng và không còn hứng thú trong công việc. Thậm chí, văn hóa doanh nghiệp độc hại sẽ khiến nhân viên không còn mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Ảnh hưởng tích cực của văn hóa doanh nghiệp bao gồm:
Giúp tạo ra sự khác biệt trong tâm trí khách hàng: Văn hoá công ty sẽ là sự khác biệt rõ nét nhất giúp công ty này phân biệt được với công ty khác. Tuy là yếu tố vô hình, nhưng văn hóa doanh nghiệp chi phối cách ứng xử, phong cách làm việc, giao tiếp, phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Những yếu tố này chính nó tạo nên sự thành công và hình ảnh tốt đẹp về thương hiệu của doanh nghiệp trong trái tim khách hàng.
Là nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn: Một nền văn hoá tốt, mang giá trị tích cực sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài. Và nhân tài chính là chìa khóa then chốt giúp doanh nghiệp có thể có được nguồn nhân lực giỏi để cạnh tranh vững mạnh.
Ngược lại, nếu công ty không xây dựng được văn hoá công ty tốt thì sẽ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực.
Văn hóa doanh nghiệp độc hại khiến tổ chức không thể nào phát triển và lớn mạnh được. Ví dụ như việc nhân viên không được chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ của mình với sếp sẽ là nguyên nhân khiến tổ chức không bao giờ khắc phục được những lỗi quy trình, lỗi chiến lược… Việc thiếu đi phản biện của nhân viên sẽ khiến cho các chiến lược của doanh nghiệp trở nên xa rời với thực tế, hoặc không có tính khả thi.
Nguồn ảnh: Pexels
Trong thời đại ngày nay, doanh nghiệp cần lấy khách hàng làm trung tâm, các chiến lược phát triển phải xoay quanh khách hàng. Đề làm được điều đó, nhân viên phải hiểu và nắm rõ tâm lý khách hàng, hiểu điều khách hàng mong muốn. Họ thậm chí phải biết cách phục vụ các nhu cầu của khách hàng, vượt quá kì vọng của họ và các đối thủ cạnh tranh.
Văn hóa doanh nghiệp chi phối tới cách các nhân viên suy nghĩ, ứng xử, phục vụ và chăm sóc khách hàng. Cơ sở để một doanh nghiệp tuyên dương một nhân viên bán hàng hoặc chăm sóc khách hàng xuất sắc phải dựa trên những giá trị phục vụ khách hàng chân chính. Chẳng hạn, “KHÔNG” được phép có thái độ cau có với khách hàng. Thay vào đó, người bán hàng xuất sắc sẽ luôn nở một nụ cười thật tươi để chào đón những khách hàng yêu quý… Các nhân viên khác sẽ xem đó là chuẩn mực để noi theo. Khi các hành vi chuẩn mực đó ăn sâu vào suy nghĩ của doanh nghiệp, trải nghiệm khách hàng nói chung sẽ được hưởng lợi.
Hơn nữa, những nhân viên được trao quyền, được coi trọng, được tin tưởng sẽ luôn làm việc có trách nhiệm và nỗ lực để giải quyết các vấn đề phát sinh. Họ sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình. Một nhân viên hạnh phúc chắc chắn sẽ khiến cho khách hàng của họ hạnh phúc. Đó chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp của bạn thu hút được nhiều khách hàng nhờ trải nghiệm khách hàng tốt hơn những trải nghiệm mà đối thủ cạnh tranh mang lại.
Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu như một ngày nhân viên sẽ đấu đá, tranh giành nội bộ để hướng đến mục tiêu chiến thắng đồng nghiệp chứ không phải khách hàng của mình? Điều đó sẽ khiến cho khách hàng sợ hãi và không còn hứng thú với sản phẩm của bạn nữa.
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp rõ ràng là không thể nào xem nhẹ! Nó là yếu tố chi phối sự thành bại của cả doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp, vì vậy, cần hiểu rõ ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa doanh nghiệp lên động lực làm việc của nhân viên. Đồng thời, phải tìm hiểu cách văn hóa doanh nghiệp gián tiếp có ảnh hưởng tới trải nghiệm khách hàng và sự phát triển của công ty. Từ cơ sở đó, để có kế hoạch đầu tư xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách lâu dài và bài bản.
Nguồn tham khảo:
[post-views]
Hoai Le covers basic topics such as terms, concepts related to corporate culture, CRM system, customer journey, process, etc. From there, she gives explanation and examples of how the topic has an impact on SME businesses.
New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.
Newsletter
|
By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.
Listen better – Research harder – Work smarter
We put clients’ benefit first
12 Khuat Duy Tien, Thanh Xuan, Hanoi
info@brandingsimple.vn
© Copyright Branding Simple 2019 | Privacy Policy