Tăng trưởng Đột phá nhờ Tư vấn, Huấn luyện Doanh nghiệp

- Bài học từ công ty 4000 tỷ doanh thu

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

[post-views]

Post Length: 5 mins
5/5
Level: High-level
5/5
Golden gate bài học tăng trưởng đột phá nhờ tư vấn huấn luyên doanh nghiệp của chuyên gia bên ngoài - tư vấn thương hiệu hiệu suất Branding Simple

Nguồn ảnh: Pexels

Table of Contents

1. Thị trường F&B rủi ro cao và cạnh tranh khốc liệt

Food and Beverage Service (viết tắt là F&B) là một loại hình dịch vụ phục vụ thức ăn và đồ uống cho thực khách, còn được hiểu nôm na là dịch vụ nhà hàng và quầy uống.

Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh F&B có thể nói là rất khốc liệt. 15 năm trên thị trường có lẽ là không dài đối với một số ngành thuộc lĩnh vực khác, nhưng với F&B chừng ấy thời gian cũng đủ chứng kiến những thương vụ mua bán sáp nhập đình đám có giá chục triệu đô la, sự đến và đi của nhiều thương hiệu “vang bóng một thời”, và cả những cuộc chia ly với nhiều cung bậc cảm xúc giữa người sáng lập và đứa con tinh thần của họ. Phở 24, The Kafe, Món Huế, Starbucks, Tencent, McDonald’s, Lotteria, Burger King… 

choose us as Partner

Kinh doanh chuỗi nhà hàng không bao giờ là việc dễ dàng. Bởi doanh thu có thể cao nhưng người chủ rất dễ mất kiểm soát về chi phí đầu vào. Mỗi một yếu tố như quy trình hệ thống thiếu chuẩn, con người thiếu đào tạo, nguyên liệu không đảm bảo an toàn vệ sinh… có thể trở thành cú đánh chí mạng cho cả hệ thống. Một khi những vấn đề này không được giải quyết thoả đáng, mô hình gốc với nhiều sai sót được nhân bản lên nhiều lần, sai sót cả hệ thống sẽ là những con số khổng lồ khiến cho doanh nghiệp phá sản.

Thực tế ngành F&B Việt Nam cho thấy mức tăng trưởng thần kỳ của thị trường trong giai đoạn 15 năm qua, song cũng không thua kém là mức độ rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi nhà hàng và chuỗi đồ uống. Từ sự đổ vỡ của chuỗi nhà hàng cafe “tăng trưởng nóng đóng cửa nhanh” the Kafe. Cho đến cái “chết bất ngờ” của Huy Việt Nam – công ty từng huy động được 70 triệu đô của các nhà đầu tư và khai sinh ra những thương hiệu quen thuộc như Món Huế, Phở ông Hùng, Cơm Thố Cháy. Những chi tiết dù nhỏ cũng có thể là một điểm yếu cốt tử đánh sập một thương hiệu dù mạnh đến đâu, bất cứ lúc nào. Thật khó có thể tưởng tượng nổi nếu bạn là một người ngoài cuộc!

2. Golden Gate và thành tích tăng trưởng đột phá

Chứng kiến sự ngã ngựa của nhiều chuỗi F&B nổi tiếng, ngành F&B Việt Nam vẫn ghi nhận một cái tên trụ vững được 15 năm, vượt qua sóng gió của thị trường và duy trì vai trò độc tôn đầu bảng trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi nhà hàng. Đó là tập đoàn Golden Gate. Golden Gate ra đời từ năm 2005 và là đơn vị tiên phong áp dụng mô hình chuỗi nhà hàng ở Việt Nam. Tuy nhiên, phải đến năm 2008, khi nhận vốn góp cùng sự tư vấn, huấn luyện từ Mekong Capital, Golden Gate mới bắt đầu lột xác ngoạn mục và trở thành chuỗi nhà hàng lớn nhất Việt Nam. Trong khoảng thời gian 6 năm đồng hành cùng nhau, Mekong Capital đã mời cựu CEO chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh KFC khu vực Châu Á về làm cố vấn để tư vấn, huấn luyện cho đội ngũ và lãnh đạo ở Golden Gate để phát triển chuỗi cung ứng và giảm chi phí đầu vào.
Golden Gate tăng trưởng ngoạn mục nhờ tư vấn huấn luyện của chuyên gia - tư vấn thương hiệu & hiệu suất Branding Simple

Nguồn ảnh: CafeF

Nhờ đó, ban lãnh đạo công ty này đã biết cách củng cố lại chuỗi cung ứng, giúp giảm đáng kể chi phí nguyên liệu đầu vào và trở nên ngày càng tham vọng trên thị trường. Họ đã tạo ra được nhiều thành công vượt bậc trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Golden Gate tại thời điểm năm 2014 đã mở rộng thành 67 nhà hàng với 11 chuỗi thương hiệu lớn gồm Ashima; Kichi-Kichi; SumoBBQ; Vuvuzela; Ba con cừu; 37th Street; Daruma; Gogi House; City Beer Station; Icook; Isushi.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Golden Gate trong giai đoạn 2011-2014 đều đạt hai con số – một thành tích rất ấn tượng so với các công ty cùng quy mô và phân khúc.

Xuất phát với thương hiệu lẩu nấm Ashima, giờ đây Golden Gate Group là chủ sở hữu của nhiều chuỗi nhà hàng nổi tiếng, trong đó có những cái tên mang tính tiên phong, là thương hiệu hàng đầu (top of mind) ở các thành phố lớn – ví dụ như lẩu nấm Ashima (sản phẩm sức khỏe cho khách hàng trung, thượng lưu), lẩu băng chuyền Kichi Kichi (lẩu tự chọn giá rẻ cho khách hàng trẻ), nhà hàng Nhật (iSushi, Durama, Icook), lẩu nướng đón đầu xu hướng các món ăn Hàn Quốc (Gogi House, Sumo BBQ), pizza cho giới trẻ (Cowboy Jack’s), dimsum (nhận nhượng quyền Crystal Jade), chuỗi nhà hàng bia (Vuvuzela, Citybeer)…

Theo số liệu mới nhất cập nhật tháng 5/2019, nhờ việc mở rộng chuỗi, doanh thu của Golden Gate trong 10 năm qua đã tăng gần 100 lần, đạt 3.970 tỷ vào năm 2018, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trong 10 năm qua đạt 58,5%. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 269 tỷ trong khi năm 2008 đạt 8 tỷ, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân trong 10 năm qua đạt 42,1%/năm.

3. Golden Gate và sự trưởng thành nhờ tư vấn, đào tạo, huấn luyện của chuyên gia đến từ bên ngoài

Với hơn 11 chuỗi thương hiệu và hơn 65 nhà hàng ở các thành phố lớn thuộc các chuỗi nhà hàng đa mô hình như: lẩu nướng, sushi, beer club, yêu cầu vận hành và quản trị đặt ra đối với Golden Gate tại thời điểm đó là vô cùng phức tạp. Theo ông Chad Ovel – Tổng Giám đốc Mekong Capital, muốn mở rộng chuỗi, các cơ sở phải xây dựng được 3 điểm mấu chốt: quy trình, hệ thống và con người.
Về mặt quy trình, các chuyên gia tư vấn từ bên ngoài đã mang đến sự đổi mới trong cách thức vận hành tại các chuỗi nhà hàng của Golden Gate. Ví dụ, chuẩn hóa quy trình vận chuyển món ăn từ nhà bếp đến bàn thực khách, hay quy trình giao hàng, quy trình đặt món, quy trình thanh toán tiện lợi…
Về mặt hệ thống, các chuyên gia quản  nhà hàng đã hỗ trợ Golden Gate áp dụng một hệ thống phức hợp gồm rất nhiều modul kết nối để tự động hóa nghiệp vụ và vận hành trong một nhà hàng cũng như một chuỗi nhà hàng. Từ việc tiếp nhận đặt món, quản trị và tự động hóa nghiệp vụ trong nhà bếp, tương tác với khách hàng qua các công nghệ hiện đại… Golden Gate vì thế có thể vận hành trơn tru và chuẩn xác với quy mô từ một tới hàng chục, hàng trăm nhà hàng ở nhiều địa điểm khác nhau với nhiều chính sách kinh doanh và quy trình vận hành khác nhau.

Với 145 nhà hàng thuộc 20 thương hiệu trong tập đoàn Golden Gate, các ông chủ ở đây vẫn luôn có thể dễ dàng kiểm soát đến từng chi tiết nhỏ nhất, từ đĩa rau đến miếng thịt, trên hàng ngàn thực đơn được đặt thông qua một công cụ quản lý nhà hàng quốc tế của Dcorp R-Keeper – một công cụ vốn đang được các thương hiệu danh tiếng như KFC, Pizza Hut, Taco Bell, Burger King hay Subway triển khai.

Ngoài ra, Golden Gate cũng đã ban hành một số quy chế về quản lý nội bộ và quản lý con người nhằm quản lý chặt chẽ các chi phí phát sinh một cách kịp thời và hiệu quả. Với 145 nhà hàng thuộc 20 thương hiệu trong tập đoàn Golden Gate, các ông chủ ở đây vẫn luôn có thể dễ dàng kiểm soát đến từng chi tiết nhỏ nhất, từ đĩa rau đến miếng thịt, trên hàng ngàn thực đơn được đặt thông qua một công cụ quản lý nhà hàng quốc tế của Dcorp R-Keeper – một công cụ vốn đang được các thương hiệu danh tiếng như KFC, Pizza Hut, Taco Bell, Burger King hay Subway triển khai. Việc áp dụng theo những chuẩn mực quốc tế có tiền lệ thành công rõ ràng đang giúp cho Golden Gate tạo nền tảng tốt để mở rộng chuỗi kinh doanh của họ. Khả năng quản lý chi tiêu chặt chẽ, duy trì sự ổn định trong việc vận hành các chuỗi nhà hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ với khách hàng của Golden Gate là kết quả của sự kết hợp của cả ba yếu tố chuẩn hóa bộ quy trình, chính sách quản lý con người hiệu quả và ứng dụng hệ thống công nghệ trong vận hành.

4. Bài học từ việc kết hợp giữa doanh nghiệp và chuyên gia tư vấn, đào tạo, huấn luyện đến từ bên ngoài

Bài học từ công ty 4000 tỷ doanh thu – Golden Gate khi nhận được những tư vấn chiến lượchuấn luyện cách thực thi từ Mekong Capital và đội ngũ chuyên gia.

Thành công của Golden Gate ngày nay có đóng góp rất lớn của quỹ đầu tư Mekong Capital. Hơn cả một khoản đầu tư, Mekong Capital đã giúp cho Golden Gate Group đi đúng hướng hơn và tăng trưởng nhanh chóng, ngoạn mục.

Định hướng đúng, sự cọ xát và tương tác với các chuyên gia cùng lĩnh vực tại các doanh nghiệp hàng đầu thế giới giúp cho ban lãnh đạo Golden Gate có sự lột xác về mặt tư duy, sự trưởng thành về mặt tâm lý cũng như sự hiểu biết về mặt định hướng để áp dụng những cách làm vừa đột phá vừa mang tiêu chuẩn quốc tế trong mở rộng và phát triển các chuỗi nhà hàng. Bản thân Golden Gate cũng thừa nhận điều này. Nếu không có Mekong Capital hẳn họ đã phải mất 25-30 năm (nếu may mắn tồn tại!) đi vào vết xe đổ của những công ty trước đó trước khi chạm đến thành công hiện có, thay vì 6 năm nhờ tư vấn, đào tạo và huấn luyện bởi các chuyên gia từ bên ngoài mà Mekong Capital đã kết nối cho họ.

Bài học của Golden Gate mà bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể học hỏi đó chính là không có ai là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Nhất là khi doanh nghiệp đó phải kiêm nhiệm nhiều chức năng hoạch định chiến lược, thực thi, quản trị và đào tạo doanh nghiệp. Vậy nên, doanh nghiệp cần có tư vấn, đào tạo và huấn luyện doanh nghiệp chuyên sâu.

Có thể nói, chính nhờ sự tư vấn và huấn luyện của Mekong Capital làm tiền đề mà Golden Gate có được sự lớn mạnh như ngày hôm nay. Và thành công đó chắc chắn chưa dừng lại. Golden Gate sẽ còn khai thác thêm nhiều concept mới lạ nhưng vẫn đảm bảo phù hợp khẩu vị và sở thích của người Việt Nam.

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp nào cũng có những tham vọng về sự phát triển đột phá. Tuy nhiên, không phải những tham vọng lớn đều có thể trở thành hiện thực như những thành công mà Golden Gate đã và sẽ đạt được.

Học hỏi từ bài học thành công của Golden Gate, hãy tìm cho mình một đối tác từ bên ngoài chất lượng và phù hợp để giao phó cho họ sứ mệnh tư vấn, đào tạo và huấn luyện doanh nghiệp. Với cái nhìn khách quan do không bị sức ép từ những mục tiêu ngắn hạn và nhiều yếu tố tâm lý, cảm xúc khác, họ chắc chắn là người giúp bạn mở ra những cơ hội mới để đột phá tăng trưởng.

Nguồn tham khảo:

  1. Tham vọng cổng vàng: http://ggg.com.vn/tham-vong-cong-vang/
  2. Điều gì làm nên sức công phá khủng khiếp của Golden Gate – đế chế sở hữu gần 200 nhà hàng Vuvuzela, Kichi Kichi…? http://cafef.vn/dieu-gi-lam-nen-suc-cong-pha-khung-khiep-cua-golden-gate-de-che-so-huu-gan-200-nha-hang-vuvuzela-kichi-kichi-20170530104730796.chn
  3. Chuỗi nhà hàng Golden Gate quy mô 4.000 tỷ đồng: Cơ duyên bắt nguồn từ sở thích ăn ngon và khám phá vùng đất mớihttp://cafef.vn/chuoi-nha-hang-golden-gate-quy-mo-4000-ty-dong-co-duyen-bat-nguon-tu-so-thich-an-ngon-va-kham-pha-vung-dat-moi-20190523144547093.chn

Related Posts

Newsletter

New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.

Newsletter

By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.

Leave a Comment

branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu lifeboy

Chán nản vì hiệu suất lao động của nhân viên thấp? Đừng lo! Chúng tôi sẽ giải cứu bạn!