Giật mình với những con số từ báo cáo khảo sát công việc

- Xu hướng nào cho công tác đào tạo nội bộ?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

[post-views]

Post Length: 5 mins
5/5
Level: High-level
5/5
bài toán phát triển nguồn nhân lực có năng lực Lời giải nằm ở đào tạo nội bộ - tư vấn thương hiệu hiệu suất branding simple

Nguồn ảnh: Pexels

Table of Contents

1. Những con số giật mình từ các báo cáo khảo sát về xu hướng công việc

Tôi đã sốc khi biết rằng chỉ 48% công việc trong giai đoạn 2018- 2022 là giữ nguyên (phần màu xanh nước biển đậm trong biểu đồ hình tròn dưới đây) theo báo cáo Khảo sát công việc trong tương lai (2022) thực hiện năm 2018 của Diễn Đàn Kinh tế Thế giới.
Giật mình báo cáo khảo sát công việc xu hướng nào cho đào tạo nội bộ - pie chart - tư vấn thương hiệu branding simple

Nguồn ảnh: Báo cáo 2018 – Khảo sát Công việc tương lai – Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Có đến 48% số công việc (phần màu ghi nhạt và xanh biển nhạt), tương đương với một nửa trong tổng số công việc hiện tại sẽ buộc phải thay đổi do quá trình tái cơ cấu, hoặc bị cắt giảm do ứng dụng các thành tựu công nghệ vào các quy trình vận hành doanh nghiệp.

choose us as Partner

Ví dụ, theo Linkedin, công việc có nhu cầu cao nhất hiện tại là chuyên gia khoa học dữ liệu. Bởi mọi công ty ngày nay đều có nhiều dữ liệu hơn giai đoạn trước. Vì vậy, họ cần tuyển các chuyên gia về khoa học dữ liệu để giúp họ tìm ra cách sử dụng lượng thông tin ấy một cách tối ưu nhất. Trong khi đó, nhu cầu đối với một số công việc như phần mềm điện toán đám mây, marketing & thiết kế sản phẩm vẫn giữ nguyên vì đây đều là những vị trí cần có ở tất cả các công ty.

Tôi cũng đã sốc khi biết rằng có tới 76% lao động là sinh viên mới ra trường chưa sẵn sàng cho công việc mới của họ theo kết quả từ phỏng vấn trực tiếp 450 lãnh đạo doanh nghiệp cùng 450 nhân sự mới của các doanh nghiệp đó ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hoa Kỳ, được thực hiện bởi tổ chức Hay Group. 
Các doanh nghiệp ngày nay thường có xu hướng sử dụng nguồn lao động trẻ tuổi vì khả năng công nghệ và sáng tạo cao so với các thế hệ trước đó. Tuy nhiên, với thực trạng phần lớn người trẻ chưa sẵn sàng cho công việc mới theo như báo cáo này, các doanh nghiệp có lẽ cần phải có định hướng và chiến lược phát triển hệ thống đào tạo nội bộ phù hợp nhằm đảm bảo nhân sự mới có được sự tự tin từ các kiến thức và kĩ năng liên quan để giải quyết tốt các yêu cầu của công việc.

Một lần nữa, tôi giật mình với con số hơn 50% lãnh đạo của các công ty tham gia một khảo sát của Deloitte Việt Nam vào năm 2019 nói “Chưa” khi họ được hỏi về mức độ sẵn sàng của nhân sự nội bộ trước cuộc cách mạng 4.0.

Số lãnh đạo này đã thừa nhận họ chưa có những hành động cần thiết, nhưng rất may là phần lớn đã có kế hoạch xây dựng và thiết kế chương trình cùng hệ thống quản lý đào tạo nội bộ, để phát triển năng lực của nguồn nhân sự giúp cho doanh nghiệp có thể thích ứng và thành công trong thời đại ngày nay.

2. Hiểu rõ vai trò của đào tạo nội bộ đối với mức độ sẵn sàng của nhân sự trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng

Ở mọi thời đại con người luôn là yếu tố mang tính chất quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại nếu nguồn nhân lực không đáp ứng được định hướng phát triển của mình. Nhân lực và phát triển nguồn nhân lực luôn là các vấn đề mà bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm.
“Khi bạn đang làm việc ở một bộ phận thì quản lý công ty bảo rằng sắp tới công ty sẽ tự động hóa phần công việc của bạn. Vì vậy, công ty sẽ cần bạn chuyển sang làm việc khác”, một lãnh đạo cấp cao của Linkedin tìm cách dễ hiểu để nói về xu hướng và những thay đổi của công việc trong tương lai. Điều này có nghĩa là bản thân các doanh nghiệp lẫn người lao động sẽ phải chấp nhận rằng sẽ có rất nhiều vị trí công việc bị thay đổi và họ sẽ phải thích ứng với thực tế đó (!!)
Việc phát triển nguồn nhân lực thích ứng tốt hơn trong thời đại 4.0, vì vậy, là yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp hiện nay.

Có đến 48% số công việc, tương đương với một nửa trong tổng số công việc hiện tại sẽ buộc phải thay đổi do quá trình tái cơ cấu, hoặc bị cắt giảm do ứng dụng các thành tựu công nghệ vào các quy trình vận hành doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Deloitte, sự thiếu thốn các kỹ năng cần thiết để thích ứng với cách mạng công nghệ 4.0 ở nhân sự ngày càng trở nên rõ ràng hơn với các nhà lãnh đạo. Và, đa phần những cá nhân được Deloitte khảo sát đều khẳng định, tổ chức của họ sẽ nỗ lực để đào tạo nhân viên hiện có hơn là tìm kiếm các ứng viên mới.
Rõ ràng, đào tạo nội bộ là một định hướng đúng đắn đối với những nhà lãnh đạo muốn thành công trong tương lai.

Tham khảo thêm về Tầm quan trọng của đào tạo nội bộ trong phần 1 của bài viết: Ứng dụng E-learning vào đào tạo nội bộ – Doanh nghiệp đạt được mục đích mà không phải mồ hôi

Công tác đào tạo nội bộ phải nằm trong top công việc ưu tiên của các nhà lãnh đạo để có thể xây dựng nên một đội ngũ nhân sự thích ứng tốt với môi trường làm việc mới và những thay đổi mà cách mạng công nghệ 4.0 mang lại.

3. Xu hướng nào cho đào tạo nội bộ?

Xu hướng nào cho công tác đào tạo nội bộ nhằm đảm bảo hiệu quả đào tạo nội bộ sẽ giúp nguồn nhân lực thích ứng tốt với thay đổi trong công việc?

3.1 Top các kỹ năng được ưa thích nhất làm ưu tiên cho đào tạo nội bộ

Nhân sự sẽ phải học hỏi thêm nhiều kĩ năng mới để thích nghi với các công việc trong tương lai. Vì vậy, cần phải tập trung công tác đào tạo nội bộ vào những kĩ năng mà bản thân doanh nghiệp dự đoán có nhiều nhu cầu trong tương lai.

Cũng theo báo cáo Khảo sát công việc trong tương lai thực hiện năm 2018 của Diễn Đàn Kinh tế Thế giới, có sự dịch chuyển tương đối giữa những kỹ năng được ưa thích nhất, một số kỹ năng được ưa thích nhiều hơn hoặc ít hơn, trong khi có một số kỹ năng mới thay thế những kỹ năng cũ trong bảng top 10 kỹ năng nếu so sánh năm 2018 với năm 2022.

Sau đây là một số thông tin mang tính tham khảo cho kế hoạch và chiến lược xây dựng các chương trình đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp:

Nguồn ảnh: Báo cáo 2018 – Khảo sát Công việc tương lai – Diễn đàn Kinh tế Thế giới

TOP 10 KỸ NĂNG ĐƯỢC ƯA THÍCH NHẤT NĂM 2018

  1. Kỹ năng tư duy phân tích và tư duy đổi mới
  2. Kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp
  3. Kỹ năng tư duy sâu và khả năng phân tích
  4. Tinh thần học chủ động và khả năng học hỏi có chiến lược
  5. Kỹ năng sáng tạo, tạo sự khác biệt và đưa ra những sáng kiến
  6. Khả năng tập trung vào các chi tiết và tính trung thực
  7. Trí tuệ cảm xúc
  8. Kỹ năng lập luận, giải quyết vấn đề và khả năng lên ý tưởng
  9. Kỹ năng lãnh đạo và tạo ảnh hưởng lên những người liên quan
  10. Kỹ năng hợp tác và quản lý thời gian

Nguồn ảnh: Báo cáo 2018 – Khảo sát Công việc tương lai – Diễn đàn Kinh tế Thế giới

TOP 10 KỸ NĂNG ĐƯỢC ƯA THÍCH NHẤT NĂM 2022

  1. Kỹ năng tư duy phân tích và tư duy đổi mới (giữ nguyên)
  2. Tinh thần học chủ động và khả năng học hỏi có chiến lược (+2 bậc)
  3. Kỹ năng sáng tạo, tạo sự khác biệt và đưa ra những sáng kiến (+2 bậc)
  4. Khả năng thiết kế sản phẩm/ trải nghiệm công nghệ và lập trình công nghệ (mới thêm vào list)
  5. Kỹ năng tư duy sâu và khả năng phân tích (-2 bậc)
  6. Kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp (-4 bậc)
  7. Kỹ năng lãnh đạo và tạo ảnh hưởng lên những người liên quan (+2 bậc)
  8. Trí tuệ cảm xúc (-1 bậc)
  9. Kỹ năng lập luận, giải quyết vấn đề và khả năng lên ý tưởng (-1 bậc)
  10. Khả năng phân tích và đánh giá hệ thống (mới thêm vào list)

Như vậy, so với năm 2018, các kỹ năng sau không còn nằm trong top ưa thích nhất trong năm 2022:

  1. Khả năng tập trung vào các chi tiết và tính trung thực
  2. Kỹ năng hợp tác và quản lý thời gian

Nguồn ảnh: Báo cáo 2018 – Khảo sát Công việc tương lai – Diễn đàn Kinh tế Thế giới

MỘT SỐ KỸ NĂNG SẼ GIẢM NHU CẦU HOẶC SỰ ƯA THÍCH VÀO NĂM 2022

  1. Những kỹ năng liên quan đến lao động chân tay yêu cầu sức chịu đựng và sự chính xác
  2. Những kỹ năng yêu cầu trí nhớ, khả năng nghe nói
  3. Kỹ năng quản lý tài chính, nguồn lực
  4. Kỹ năng lắp đặt và bảo tu công nghệ
  5. Kỹ năng đọc, viết, làm toán và nghe chủ động
  6. Kỹ năng quản trị nhân sự
  7. Kỹ năng kiểm soát chất lượng và an toàn
  8. Kỹ năng hợp tác và quản lý thời gian
  9. Khả năng nghe, nói và thẩm mỹ
  10. Khả năng sử dụng công nghệ, quản lý và kiểm soát chúng.

Có thể thấy những kỹ năng mềm đang được thị trường tuyển dụng đánh giá cao là kỹ năng tư duy phân tích, khả năng đổi mới, kỹ năng tự học hỏi, kỹ năng tư duy sáng tạo và kỹ năng cao cấp liên quan đến công nghệ như thiết kế, lập trình và về hệ thống. 

Điều này chắc hẳn dựa trên khảo sát và dự đoán về xu hướng gia tăng của công nghệ AI và ứng dụng robot để tự động hóa các công việc trong tương lai. Khi AI và robot có thể thay thế con người làm những công việc đơn giản hơn, nhu cầu đối với kỹ năng tư duy sáng tạo, phân tích và tự học hỏi của người lao động trở nên quan trọng hơn.

Người lao động có lẽ sẽ được yêu cầu tìm hiểu thêm các “kỹ năng cứng” như kiến thức về AI (trí thông minh nhân tạo), ứng dụng điện toán đám mây…

Dựa vào những thông tin trên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể có cái nhìn tổng quan về xu hướng mới. Từ cơ sở đó, thiết kế và phát triển các khóa học và chương trình đào tạo nội bộ trúng mục đích giúp nguồn nhân sự thích ứng tốt hơn với công việc của tương lai.

3.2 Xu hướng đào tạo nội bộ đáp ứng đặc điểm tính cách của nhóm lao động trẻ chiếm phần đông hiện nay

Không chỉ công việc, bản thân nguồn nhân lực cũng đang dần thay đổi khi nhóm lao động trẻ đang chiếm phần đông hiện nay. Vậy nên, cách tổ chức công tác đào tạo nội bộ cũng cần linh hoạt điều chỉnh theo để đảm bảo hiệu quả của các chương trình đào tạo nội bộ.

Người trẻ có những đặc điểm tính cách khác biệt với các thế hệ trước đó. Và sau đây là 5 lưu ý về đặc điểm tính cách chung của thế hệ chiếm toàn bộ lực lượng lao động vào năm 2022 – gen Y và gen Z:

Thứ nhất, người trẻ ngày nay có tâm lý rất ngại “chờ”. Họ muốn “ngay tức thì”.

Cách hiểu nôm na tâm lý của họ đối với chương trình đào tạo nội bộ: Họ muốn được tiếp cận chương trình đào tạo nội bộ nhanh hơn, tiện lợi hơn.

 Thứ hai, họ là thế hệ đề cao tính “cộng đồng”, ví dụ chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội.

Cách hiểu nôm na tâm lý của họ đối với chương trình đào tạo nội bộ: Họ muốn chương trình đào tạo nội bộ cho phép tương tác tốt hơn giữa người học và người đào tạo.

Thứ ba, người trẻ thích sự “cá nhân hóa” và đòi hỏi “quyền riêng tư” cao hơn. 

Cách hiểu nôm na tâm lý của họ đối với chương trình đào tạo nội bộ: Họ muốn tham gia những khóa học đào tạo nội bộ mà họ có thể kiểm soát được tốc độ học cũng như thời gian mà khóa học diễn ra. Các feedback (nhận xét) của người đào tạo phải được gửi tới họ một cách riêng tư.

Thứ tư, những nhân lực trẻ hiện nay thực sự thích sự linh hoạt, nhất là khi nhu cầu tự học cao và sự linh hoạt của họ cùng được đáp ứng.

Cách hiểu nôm na tâm lý của họ đối với chương trình đào tạo nội bộ: Họ có thể học bất cứ lúc nào họ thích, các khóa học có thể được tiếp cận mọi lúc mọi  nơi, trên nhiều thiết bị khác nhau (giống như cách họ đọc sách, đọc tin tức, nghe nhạc…)

Thứ năm, người trẻ luôn bị hấp dẫn bởi cái mới và thú vị.

Cách hiểu nôm na tâm lý của họ đối với chương trình đào tạo nội bộ: Họ muốn chương trình đào tạo nội bộ phải tạo hứng thú, mới lạ và được cập nhật thường xuyên.

Tham khảo thêm về ứng dụng elearning vào đào tạo nội bộ trong bài viết: Ứng dụng E-learning vào đào tạo nội bộ – Doanh nghiệp đạt được mục đích mà không phải mồ hôi

Với sự phát triển vũ bão của công nghệ như công nghệ đám mây và hệ thống elearning, doanh nghiệp hoàn toàn có thể vừa tổ chức đào tạo nội bộ, vừa dễ dàng đáp ứng những nhu cầu trên đây của nhân sự trẻ.

KẾT LUẬN

Khi mà bảng mô tả công việc sẽ phải thay đổi hàng quý, hàng năm để đảm bảo doanh nghiệp có thể thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi mạnh mẽ như hiện nay. Đã đến lúc cần phải ghi nhận tầm quan trọng của đào tạo nội bộ trong việc định hình lại năng lực tổ chức, và lên kế hoạch tổ chức chương trình, hệ thống đào tạo nội bộ theo hướng trúng đích hơn dựa vào những báo cáo về công việc trong tương lai như trên đây.
Trong bối cảnh công nghệ, môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, đào tạo nội bộ thực sự sẽ giúp người lao động vừa đảm nhiệm tốt công việc ở hiện tại vừa có thể thích ứng nhanh trong tương lai với những kỹ năngtư duy làm việc phù hợp hơn.

Nguồn tham khảo:

  1. Bốn yếu tố để lãnh đạo thành công trong thời 4.0: https://doanhnhansaigon.vn/goc-nha-quan-tri/bon-yeu-to-de-lanh-dao-thanh-cong-trong-thoi-4-0-1096465.html 
  2. Báo cáo 2018 – Khảo sát công việc trong tương lai  https://www.weforum.org/reports/the-future-of-jobs-report-2018

Related Posts

Newsletter

New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.

Newsletter

By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.

Leave a Comment

branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu people icon
branding simple thương hiệu lifeboy

Chán nản vì hiệu suất lao động của nhân viên thấp? Đừng lo! Chúng tôi sẽ giải cứu bạn!