
[post-views]
Logo, có! Quảng cáo để logo xuất hiện liên tục trước mắt khách hàng mục tiêu, có! Vậy công việc tư vấn chiến lược thương hiệu… đã hoàn thành?
Nhiều người thường cho rằng có logo là đã có thương hiệu. Song bản chất của logo chỉ là gương mặt, là dấu hiệu đầu tiên giúp khách hàng nhận biết thương hiệu mà thôi.
choose us as Partner
Ví dụ, khi khách hàng thấy một logo quen thuộc xuất hiện cùng hình ảnh sản phẩm, họ sẽ ngay lập tức nghĩ tới những hình ảnh, trải nghiệm và cảm xúc về thương hiệu mà họ đã biết trước đây. Điều này giúp họ có quyết định mua hàng nhanh hơn. Trái lại, khi thấy một logo không quen thuộc, sẽ không có sự liên kết nào trong tâm trí của họ.
Ảnh: Logo Design vs. Branding (Source: GoMedia)
Như vậy, Logo không phải là thương hiệu. Thiết kế logo chỉ là mảnh ghép nhỏ trong tư vấn chiến lược thương hiệu. Việc chính và khó khăn lớn nhất của người tư vấn chiến lược thương hiệu là khiến cho những liên tưởng, hình ảnh, trải nghiệm thương hiệu khơi gợi được cảm xúc của khách hàng – lí do khiến khách hàng ghi nhớ về thương hiệu một cách chủ động.
Thương hiệu mạnh thực chất là những gì người khác nói về nó khi nó không có mặt trong căn phòng – Jeff Bezos
Để tư vấn chiến lược thương hiệu, người tư vấn cần tìm hiểu kiến thức về thị trường và nắm rõ phân khúc thị trường cũng như tập khách hàng mục tiêu. Quá trình này đòi hỏi tư duy tổng hợp thông tin, khả năng đọc hiểu số liệu, tư duy phân tích, tư duy phản biện, tư duy tổng thể về các yếu tố cung cầu, nhân khẩu học và tâm lý học hành vi. Nói cách khác, đó là những yếu tố liên quan đến khoa học hành vi và năng lực làm marketing.
Tiếp đến, người tư vấn chiến lược thương hiệu phải hiểu được bốn cấp độ của thương hiệu, cách mỗi cấp đó vận hành như thế nào, và cách chúng tác động lên hành vi, cảm xúc của khách hàng tiềm năng. Từ đó, người tư vấn chiến lược thương hiệu phải chỉ ra được một thương hiệu đang ở thời kỳ nào, phân tích được cho chủ doanh nghiệp ưu hoặc nhược điểm của việc chuyển đổi sang cấp độ khác, vạch ra được chiến lược và các bước thực thi để thương hiệu đạt được cấp độ mà doanh nghiệp kì vọng.
Bốn cấp độ của thương hiệu đó là: Thương hiệu vô danh, Thương hiệu có nhận diện, Thương hiệu Khác biệt và Thương hiệu Quyến rũ. Bản thân những khái niệm thương hiệu vô danh, thương hiệu có nhận diện và thương hiệu khác biệt vốn dĩ đã có ý nghĩa rõ ràng. Tuy nhiên khái niệm thương hiệu quyến rũ sẽ mới lạ với nhiều người.
Để là một thương hiệu quyến rũ, cần phải có định vị rõ ràng khác biệt, cùng sự tinh tế trong thiết kế thông điệp thương hiệu nhằm tác động mạnh mẽ tới cảm xúc của khách hàng tiềm năng.
Cảm xúc có một sức mạnh phi thường. Cảm xúc vượt trội những thông tin về công dụng của sản phẩm, khiến thương hiệu trở nên khác biệt với vô vàn lựa chọn cạnh tranh khác. Cảm xúc có thể biến một sản phẩm vốn dĩ nằm trong rổ hàng hóa cơ bản cạnh tranh bằng giá rẻ, trở thành một sản phẩm cao cấp.
Bạn không tin ư? Hãy học hỏi từ bài học của nước mắm Hạnh Phúc.
Ai cũng biết muối, gạo, nước mắm là những hàng hoá cạnh tranh bằng giá thấp vì những sản phẩm này dễ dàng bị thay thế khi có lựa chọn rẻ hơn. Một chai nước mắm bình dân 500ml có giá bình quân 50.000 đồng. Nếu có nơi nào bán giá 30.000 đồng, chắc chắn nơi đó sẽ đắt khách hơn.
Vậy nhưng, nước mắm Hạnh Phúc có thể bán với giá 200.000 đồng, tức cao gấp bốn lần giá bình quân. Giờ thì bạn tin rồi chứ..?!!
Thành công đó của Hạnh Phúc là nhờ chiến lược thương hiệu hiệu quả. Từ định vị đúng đối tượng người dùng cao cấp (tìm kiếm sản phẩm nước mắm truyền thống làm từ cá cơm), tới lựa chọn tên thương hiệu vừa khơi gợi cảm xúc vừa có sự khác biệt so với những sản phẩm nước mắm truyền thống được định vị cho sự khác biệt (chọn cảm xúc thay vì đi theo cách đặt tên gắn với địa danh, làng nghề thông thường khác). Hạnh Phúc đã kết nối được với cảm xúc của khách hàng mục tiêu. Cảm xúc với thương hiệu chính là lí do khiến họ trung thành và gắn bó.
Chiến lược thương hiệu không nhất thiết phải “tiêu tiền tỉ”. Điều quan trọng là tính đồng bộ, nhất quán của thương hiệu.
Chiến lược thương hiệu bao hàm cả những việc của phòng nhân sự như đào tạo, huấn luyện để có sự đồng bộ giữa các phòng ban. Không thể trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Phòng truyền thông nói một đằng nhưng nhân sự phòng khác lại làm một nẻo. Người tư vấn chiến lược thương hiệu, do đó, nhất thiết phải hiểu được điều này!
Khách hàng không làm việc với các phòng ban. Khách hàng chỉ tương tác với những con người đại diện cho thương hiệu. Những việc làm dù rất nhỏ của mỗi bộ phận như bộ phận tiếp xúc khách hàng, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận bảo hành đổi trả… sẽ có ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng với thương hiệu. Một hình ảnh thương hiệu nhất quán sẽ có thứ hạng tốt hơn trong mắt khách hàng mục tiêu.
Ví dụ, Aeon Mall đã thực sự tinh tế và khôn ngoan trong việc gắn thương hiệu với cảm xúc của khách hàng. Đơn giản là việc bổ sung nhiều bộ bàn ghế nghỉ để phục vụ khách hàng, khi có rất nhiều người dân thủ đô vào đây nằm ngồi la liệt trên sàn TTTM để tránh nóng vào thời điểm Hà Nội nắng gắt lên tới 40oC. Câu chuyện của Aeon Mall về sự quan tâm tới người mua hàng (trong tương quan với nhiều siêu thị khác) ngay lập tức được thổi bùng trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, gắn kèm với những cảm xúc như xúc động, gần gũi, yêu thương. Việc khơi gợi những cảm xúc tích cực của khách hàng giúp Aeon nhận về không ít lời khen từ cộng đồng và giúp ghi điểm trong mắt khách hàng. Không quan trọng đó là sáng kiến của bộ phận nào. Điều quan trọng là các phòng ban hiểu được điều mà thương hiệu muốn hướng tới và truyền tải thông điệp thương hiệu một cách rất sáng tạo và đầy cảm xúc.
Giá trị thu về lớn nhất của thương hiệu nước mắm Hạnh Phúc chính là số khách hàng quay lại, nói đúng ra là các khách hàng trung thành. Hạnh Phúc không mất nhiều chi phí cho quảng cáo thường xuyên và cũng không phải cạnh tranh bằng giá thấp. Sự lợi hại của tư vấn chiến lược thương hiệu đúng đắn nằm ở chỗ đó, không phải ở cái đẹp của logo sản phẩm.
Hãy tư duy ngược với đám đông! Bằng mọi cách tìm ra đơn vị tư vấn chiến lược thương hiệu đúng chuẩn. Vừa phải biết lên kế hoạch để đảm bảo nhân sự được đào tạo huấn luyện, vừa hiểu được thị trường và tâm lý khách hàng, lại vừa phải nắm rõ các cấp độ của thương hiệu để có chiến lược hợp lý. Hiệu quả mà họ mang lại ít nhất gấp 30 lần đám đông thông thường rồi.
Nguồn tham khảo:
[post-views]
Nga Nguyen is Brand & Marketing Consulting Director, Marketing Manager of Branding Simple. She is an MBA graduate from Warwick Business School (UK).
New posts from our blog sent directly to your inbox. What a sweet deal.
Newsletter
|
By signing up you agree to our Privacy Policy. You can opt out anytime.
Listen better – Research harder – Work smarter
We put clients’ benefit first
12 Khuat Duy Tien, Thanh Xuan, Hanoi
info@brandingsimple.vn
© Copyright Branding Simple 2019 | Privacy Policy